Huế ra mắt trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh

TTO – Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh cấp tỉnh đầu tiên của Việt Nam trên nền tảng smartcity thuộc về tỉnh Thừa Thiên Huế, ra mắt ngày 25-7.

Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh của Thừa Thiên Huế được vinh danh là Giải pháp thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á tại Giải thưởng Viễn thông châu Á – Telecom Asia Awards 2019 – Ảnh: DIỆU LINH

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa chính thức ra mắt Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh của tỉnh. Đây là trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh (smartcity) cấp tỉnh đầu tiên của cả nước.

Trung tâm sẽ là đầu mối kết nối giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền trong các dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh, hướng đến xây dựng một chính quyền phục vụ người dân tốt hơn. Mô hình được triển khai trên nền tảng giải pháp smartcity của Tập đoàn Công nghiệp – viễn thông quân đội (Viettel).

“Những kết quả ban đầu đã mở ra một cách nhìn lạc quan về mô hình hoạt động điều hành tốt để tự tin tiếp tục phát triển. Đô thị thông minh cần lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, vì vậy khi người dân và doanh nghiệp đã tham gia vào hệ thống thì tính khả thi của chương trình càng cao và tính thực tiễn càng hiệu quả”, ông Phan Ngọc Thọ, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đánh giá.

Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh Thừa Thiên Huế đã triển khai 10 dịch vụ giám sát đô thị thông minh, bao gồm: phản ánh hiện trường; nhóm giải pháp camera giám sát đô thị (giám sát vi phạm giao thông; giám sát trật tự đô thị; giám sát an toàn đô thị; tổng hợp hỗ trợ quy hoạch, phát triển giao thông); thông tin cảnh báo; giám sát thông tin báo chí địa phương; thẻ điện tử công chức, viên chức; giám sát dịch vụ hành chính công; giám sát quảng cáo điện tử; giám sát môi trường; giám sát an toàn thông tin; giám sát tàu cá.

Trong đó, dịch vụ tiếp xúc với người dân nhiều nhất là phản ánh hiện trường. Người dân có thể phản ánh, kiến nghị về những bất cập trong đời sống xã hội với chính quyền trực tiếp bằng smartphone hoặc qua website của trung tâm, kèm theo hình ảnh, video hiện trường.

Những phản ánh này được trung tâm ghi nhận và chuyển về các cơ quan chức năng xử lý. Quá trình tiếp nhận, xử lý và kết quả được đăng tải để người dân có thể giám sát quá trình đến khi ra kết quả cuối cùng.

Dịch vụ giám sát đô thị thông qua cảm biến camera cũng tác động tích cực đến thay đổi xã hội địa bàn tỉnh. Hệ thống camera được lắp đặt trên địa bàn tỉnh sẽ được chuyển dữ liệu về trung tâm. Tại đây, hệ thống phân tích và đưa ra các cảnh báo vi phạm. Trung tâm kiểm tra, xác minh mức độ cảnh báo, hỗ trợ công an hoặc các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền xử lý.

Hiện tại đã có 85 đầu mối cơ quan xử lý những phản ánh trực tuyến của người dân thông qua Trung tâm GSĐH đô thị thông minh, gồm: 100% cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; 100% UBND cấp huyện; 100% phường thuộc thành phố Huế. Bên cạnh đó là một số cơ quan trung ương đóng trên địa bàn và các đơn vị sự nghiệp quan trọng UBND tỉnh.

Theo dự kiến, hệ thống đô thị thông minh tại Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục được Viettel mở rộng và hoàn chỉnh vào năm 2020.

T.Hà/TTO

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *