Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi Made in Vietnam tại sao không?

TTO – Thuế nhập khẩu xe hơi từ “Detroit châu Á” đã về 0%. Các nhà sản xuất xe hơi “Made in Vietnam” lại càng thêm lo lắng. Còn những doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ lại thấy thêm áp lực. Cơ hội phát triển ngành này liệu có còn?

Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi Made in Vietnam tại sao không? - Ảnh 1.
Sản xuất xe hơi tại Việt Nam – Ảnh TTO

Năm ngoái, người Việt bỏ ra hàng tỉ USD để mua mới gần 300.000 chiếc xe hơi. Nửa đầu năm 2019, có hơn 154.000 chiếc xe mới được tiêu thụ. Với gần 100 triệu người, lại đang trong thời kỳ dân số vàng, dự báo trong những năm tới, số xe hơi bán ra mỗi năm sẽ còn tăng rất mạnh mẽ.

Nhưng lượng xe lắp ráp bán ra trong nước lại đang giảm trong khi xe nhập khẩu lại đang tăng lên, nhờ thuế về 0% ở các thị trường mà hiệp định mậu dịch tự do (FTA) đã có hiệu lực.

Giới sản xuất xe hơi trong nước đã bắt đầu lo lắng.

Loạt bài về công nghiệp hỗ trợ cho ngành xe hơi đăng trên báo Tuổi Trẻ cho thấy còn rất nhiều điều cần phải làm nếu thực sự muốn phát triển ngành này.

Nhưng trong một nền sản xuất dựa trên chuỗi giá trị toàn cầu, liệu Việt Nam có cần phải phát triển công nghiệp hỗ trợ để xây dựng ngành sản xuất xe hơi Made in Vietnam?

Một chiếc xe hơi cần ít nhất 10.000 linh kiện. Nếu thế, nên bắt đầu từ đâu? Từ những con ốc vít nhỏ lẻ, từ các ốp nhựa hay cao su, lốp xe? Hay sẽ là ắc quy, pin để đón đầu ngành xe điện, và xe lai hybrid, xe tự lái…?

Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi Made in Vietnam tại sao không? - Ảnh 2.

Đã có rất nhiều bài học từ các quốc gia sản xuất xe hơi mà báo Tuổi Trẻ đã nêu ra từ chính sách hỗ trợ về thuế, về ưu đãi, tín dụng. Người Nhật đã rất thành công với những Toyota, Nissan, Honda, lấn lướt người Mỹ.

Người Hàn Quốc rượt đuổi ngay sau đó với các thương hiệu Huyndai, Kia… Người Đức với hàng loạt các tên tuổi mà nhắc đến ai cũng mê: BMW, Audi, Porches, Mercedes…

Ở Đông Nam Á, Thái Lan cũng đã được mệnh danh là Detroit châu Á, với các chiến lược và chính sách phát triển rất rõ ràng.

Trông người Thái, người Hàn, người Nhật, người Âu, người Mỹ để thấy dường như ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, dù được nói đến trong rất nhiều năm qua, nhưng vẫn được ví von là “đứa trẻ không chịu lớn”.

Chúng ta liệu đã có đủ điều kiện? Thị trường đã đủ lớn? Chính sách đã đủ mạnh? Doanh nghiệp đã đủ lực? Công nghệ đã đủ tiên tiến? Nhân lực đã đủ đáp ứng?

Việt Nam cần làm gì để có thể bắt kịp xây dựng được một ngành công nghiệp hỗ trợ, không chỉ với xe hơi, mà còn với rất nhiều ngành công nghiệp khác trong nước?

Trần Phi Tuấn/TTO

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…