Việt Nam sắp nhận hơn 800.000 liều vaccine Covid-19

Kế hoạch phân phối vaccine Covid-19 do Covax viện trợ bị chậm, nên trong ba tuần tới Việt Nam chỉ nhận được 811.200 liều.

Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, chiều 24/3 cho biết Covax thông báo tin này kèm giải thích “chậm hơn so với kế hoạch do các nhà sản xuất mở rộng quy mô và tối ưu hóa quá trình sản xuất vaccine”.

Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) tại Việt Nam, chiều cùng ngày cũng cho biết do chậm trễ trong sản xuất vaccine Covid-19 được phân phối thông qua Covax nên kế hoạch giao hàng dự kiến đến tất cả các quốc gia bị chậm lại, không riêng Việt Nam. Số lượng phân phối vaccine đợt đầu cũng giảm so với trước.

Trước đó, kế hoạch dự kiến là Covax sẽ cung cấp 1,37 triệu liều vaccine AstraZeneca tới Việt Nam ngày 25/3. Tuy nhiên theo điều chỉnh, Việt Nam sẽ chỉ nhận được 811.200 liều trong ba tuần tới. Covax vẫn cam kết cung cấp đủ cho Việt Nam hơn 4 triệu liều, chia thành các đợt từ nay đến cuối tháng 5.

Theo bà Ranna, số lượng đợt này ít hơn so với công bố trước đó do Covax tính toán lại, dựa trên tỷ lệ phân phối công bằng lượng vaccine hiện có đến tất cả 92 quốc gia thành viên.

Dự kiến, trong năm nay, Việt Nam sẽ nhận được 60 triệu liều vaccine AstraZeneca, trong đó 30 triệu liều từ Covax, 30 triệu liều do Việt Nam đặt mua. Kế hoạch phân phối 60 triệu liều có thể bị đẩy lùi một phần sang năm 2022.

Ngoài AstraZeneca, ngày 23/3 Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vaccine Sputnik của Nga để phục vụ nhu cầu cấp bách chống dịch. Với nguồn vaccine trong nước, dự kiến cuối tháng 9, Việt Nam sẽ hoàn tất thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine Nanocovax. Khi đó Việt Nam có thể tự chủ được vaccine Covid-19.

Cho đến nay Việt Nam đã nhận hơn 117.000 liều vaccine AstraZeneca do công ty VNVC đặt mua. Số vaccine này đã được phân bổ cho các tỉnh, thành để tiêm cho nhóm nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch.

Gần 38.000 người đã được tiêm vaccine, trong đó Hải Dương có số lượng tiêm cao nhất với 17.248 người. Một số trường hợp phản ứng sau tiêm, hầu hết là phản ứng thông thường. Tỷ lệ phản ứng sau tiêm tương đương với thông báo từ nhà sản xuất. Rất ít trường hợp phản ứng nặng sau tiêm, đã được xử trí và hồi phục sức khỏe.

Theo VNEXPRESS

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…