Vaccine Oxford hiệu quả 90%

ANHĐại học Oxford cùng đối tác AstraZeneca công bố kết quả thử nghiệm tạm thời vaccine hiệu quả 90% ngăn ngừa nhiễm nCoV, không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Sarah Gilbert, giáo sư về vaccine, Đại học Oxford nói: “Thông báo này đưa chúng ta đến gần hơn cơ hội dùng vaccine để chấm dứt đại dịch Covid-19”. Bà cho biết nhóm nghiên cứu sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết cho cơ quan quản lý.

Hãng dược AstraZeneca cho biết không có sự cố nghiêm trọng liên quan đến vaccine được ghi nhận. Hiệu quả ngăn ngừa dao động 62-90%, tùy thuộc vào liều tiêm. Có hai liệu trình vaccine khác nhau trong thử nghiệm. Ở phác đồ một, tình nguyện viên nhận một nửa liều, sau đó ít nhất một tháng được tiêm liều đầy đủ, đạt hiệu quả 90%. Phác đồ thứ hai tiêm hai liều đầy đủ cách nhau một tháng, đạt hiệu quả 62%. Hiệu quả trung bình của hai phác đồ là 70%.

Giáo sư Andrew Pollard, Giám đốc Oxford Vaccine Group và là nghiên cứu viên thử nghiệm vaccine Covid-19, cho biết: “Kết quả cho thấy chúng ta có một loại vaccine hiệu quả giúp cứu sống nhiều người. Kết quả ngày hôm nay có được nhờ các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm và đội ngũ các nhà nghiên cứu tài giỏi, chăm chỉ làm việc”.

Giám đốc điều hành hãng dược AstraZeneca, Pascal Soriot, cho biết: “Ngày hôm nay đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc chiến Covid-19. Tính hiệu quả và an toàn của vaccine đã được xác nhận, tác động đến tình hình sức khỏe cộng đồng”.

Vaccine Covid-19 của Đại học Oxford kết hợp hãng dược AstraZeneca công bố hiệu quả 70% hôm 23/11. Ảnh:Times of India.

AstraZeneca đã xây dựng một chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể sản xuất đến 3 tỷ liều vaccine. Hãng dược Anh cam kết không thu lợi nhuận từ tiêm chủng Covid-19 trong thời dịch. Chi phí từ các cuộc thử nghiệm lâm sàng và một số hoạt động khác ước tính khoảng một tỷ USD. Để đảm bảo bù đắp được những chi phí đó, AstraZeneca dự kiến thêm khoảng 20% chi phí sản xuất vào giá vaccine sau khi hết dịch.

Ngoài 100 triệu liều vaccine Oxford AstraZeneca cam kết với chính phủ Anh, hãng dược vẫn còn một vài “hợp đồng” với các quốc gia khác, gồm: 300 triệu liều cho Mỹ; 400 triệu liều cho châu Âu; 120 triệu liều cho Nhật Bản. Riêng với Trung Quốc, công ty dược địa phương BioKangtai sẽ là đơn vị sản xuất và phân phối vaccine Oxford thay AstraZeneca. Công ty này cho biết họ sẽ dự trữ đủ nguồn lực để sản xuất ít nhất 100 triệu liều vào cuối năm 2020.

AstraZeneca và Oxford cam kết sản xuất và bán 3 tỷ liều vaccine không sinh lợi nhuận khi thành công, giá một mũi tiêm là 4 USD hoặc thấp hơn. Lượng sản xuất bổ sung có thể tạo lợi nhuận từ năm sau. Tuy nhiên đại diện hãng cho biết tiếp tục bán với mức giá không sinh lời vô thời hạn đối với các nước nghèo hơn.

Đây là vaccine thứ 4 được công bố về độ hiệu quả, tính cả Sputnik của Nga. Hiện, vaccine Pfizer đã hoàn tất thử nghiệm giai đoạn ba với hiệu quả 95%, vaccine Moderna đang trong giai đoạn thử nghiệm giai đoạn ba với sơ bộ hiệu quả 94,5%, vaccine Sputnik hiệu quả 92% song không rõ dữ liệu chi tiết thử nghiệm.

Nguyễn Ngọc (Theo The Guardian) (nguồn: vnexpress.net).

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *