Thủ tướng gặp doanh nghiệp: NHNN sẽ tăng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong thời gian sắp tới, NHNN sẽ tăng hạn mức tín dụng có thể cho các ngân hàng và điều chỉnh phù hợp lãi suất theo đúng cam kết.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ gặp cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, NHNN và hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã chủ động, quyết liệt triển khai hiệu quả nhiều giải pháp hỗ trợ về tín dụng, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, góp phần kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đặc biệt, tính đến ngày 21/9, tín dụng ngân hàng đã tăng 7% so với cùng kỳ, hệ thống thanh toán ngân hàng tư nhân với các địa phương được thông suốt. Đồng thời, ban hành lại cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Theo tính toán, lãi suất cho vay đã giảm đạt 28 nghìn tỷ đồng, dự kiến sẽ tiếp tục giảm. Song song với đó, NHNN sẽ chú trọng trong công tác kiểm soát lạm phát”, bà Hồng nhấn mạnh.

Trước đó, NHNN cho biết, bám sát các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành ngân hàng đã tích cực thực hiện giảm lãi suất cho vay bằng chính nguồn lực của ngành. Cụ thể với 3 lần liên tiếp điều chỉnh giảm các mức lãi suất với tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất điều hành; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện ở mức 4,5%/năm), sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.

Kết quả, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và xu hướng giảm lãi suất này vẫn tiếp tục trong hơn nửa năm 2021 với mức giảm khoảng 0,55%/năm (tổng cộng giảm 1,55%/năm so với trước dịch).

Về việc cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ, mới đây NHNN đã ban hành Thông tư 14/2021 với một số điểm mới như:

Thứ nhất, Thông tư cho phép tổ chức tín dụng tái cơ cấu với dư nợ phát sinh trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính. Trước đó, quy định của Thông tư 03/2021/TT-NHNN (sửa đổi bổ sung Thông tư 01) chỉ cho phép cơ cấu nợ với dư nợ phát sinh trước 10/6/2020.

Thứ hai, Thông tư kéo dài thời gian cơ cấu nợ đến 30/6/2022, thay vì thời hạn từ 23/01/2020 kéo dài đến ngày 31/12/2021 như quy định trong Thông tư 01.

Thứ ba, Thông tư 14 cũng cho phép tổ chức tín dụng miễn giảm phí cho khách hàng đến 30/6/2022, đồng thời được cơ cấu nợ cho cả số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 01/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày 7/9/2021.

Cũng theo vị Thống đốc, trong thời gian sắp tới, NHNN sẽ tăng hạn mức tín dụng có thể cho các ngân hàng và điều chỉnh phù hợp lãi suất theo đúng cam kết. Trong đó, tập trung cho vay đối với các hợp tác xã. Mặc dù hoạt động này đã được thực hiện, nhưng cần nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã.

Có thể thấy, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát được Quốc hội và Chính phủ đề ra, NHNN đã xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; thường xuyên rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và quản trị, điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh, ưu tiên tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Đối với cho vay ngoại tệ, vừa qua, NHNN cũng có các chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nói chung trong việc giảm chi phí vay vốn. NHNN đã hướng dẫn tiếp tục cho vay bằng ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay. Bỏ quy định về giới hạn thời gian cho vay đối với nhu cầu vốn cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay. Tuy nhiên, Thống đốc NHNN khuyến khích các doanh nghiệp vay bằng VND, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.

Theo DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…