Sách giáo khoa của GS Hồ Ngọc Đại bị loại: Nên lấy thực tế làm tiêu chí thẩm định

TTO – Trong số hàng trăm ý kiến, phản hồi của bạn đọc gửi đến Tuổi Trẻ về việc sách giáo khoa lớp 1 công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại bị loại ngay từ vòng thẩm định đầu tiên, nhiều ý kiến nhấn mạnh cần lấy thực tế làm một tiêu chí thẩm định.

Sách giáo khoa của GS Hồ Ngọc Đại bị loại: Nên lấy thực tế làm tiêu chí thẩm định
Sách của giáo sư Hồ Ngọc Đại – Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ

Tôi tin tưởng và cổ vũ cách làm của GS Hồ Ngọc Đại, mặc dù tôi không liên quan gì đến ông! Chỉ có con người làm khoa học chân chính, tâm huyết và vì người học mới dám “đi ngược” với “chiều gió” để đến với cái hay, cái đẹp của giáo dục tiên tiến”.

Bạn đọc Châu Tuấn

“Sao không để giáo viên và phụ huynh có con em học sách công nghệ đánh giá? Con tôi học sách công nghệ và về nhà tôi chẳng cần dạy gì thêm nhưng bé đọc rất tốt”, bạn đọc Mai Trần ý kiến.

Cùng quan điểm, bạn đọc Phan Tuyết Hoa nêu: “Tôi nghĩ nên xem lại kết quả giảng dạy của thầy cô và kết quả học tập của các em học sinh đã và đang theo học chương trình – sách giáo khoa công nghệ giáo dục”.

“Hãy khảo sát, tìm hiểu xem họ có ý kiến, suy nghĩ, cảm nhận như thế nào về bộ sách giáo khoa công nghệ. Không nên ngồi đó mà suy luận, nhận xét, đánh giá chủ quan.

Tôi thấy dường như số đông có thói quen dị ứng với những gì mới lạ, những gì không theo lối mòn cũ, trong khi mọi thứ luôn thay đổi, thế giới không ngừng vận động.

Chính những điều mới khám phá, chính những thành tựu mới ra đời khiến cho dân tộc, quốc gia này nổi trội hơn dân tộc, quốc gia khác; còn như cứ khư khư ôm lấy cái cũ, không tiếp nhận cái mới, không tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo, không có những phát minh, sáng chế… thì không thể nào tiến bộ”, bạn đọc này nhấn mạnh.

Có con đã học sách công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, phụ huynh thugiang1982@… khẳng định “đây là quyết định sáng suốt của mình cho đến giờ”.

“Môn văn – tiếng Việt của con rất chắc chắn. Nếu không tốt thì có lẽ trường thực nghiệm phải đóng cửa từ lâu rồi, nhưng mô hình đã được nhân rộng. Vì vậy hội đồng nên hỏi phụ huynh và học sinh đã học rồi hãy đánh giá cho chính xác”, phụ huynh này đề nghị.

Nhấn mạnh cái gì chưa phù hợp thực tiễn thì không ứng dụng là đúng, bạn đọc Tôni Kiều bày tỏ: “Cá nhân tôi vẫn rất trân trọng thời gian, công sức của GS Hồ Ngọc Đại đã bỏ ra để nghiên cứu một cái mới. Phương pháp này tuy không được nhiều người ủng hộ nhưng nếu thiện chí vận dụng thì nó là một trong những bước để dạy trẻ học thuộc lòng một bài ca dao, tục ngữ hay một bài thơ vần khá hiệu quả.

Bản thân tôi đã hướng dẫn cho nhiều học trò của mình bằng nhiều phương pháp ghi nhớ khác nhau để ghi nhớ một kiến thức nào đó và nhận thấy phương pháp này là một trong những cách để trẻ đưa kiến thức vào tiềm thức”.

Cùng góc nhìn, bạn đọc Tứ Hải viết: “Sách không phù hợp với lứa tuổi bị loại là bình thường. Rất tiếc tôi không được đọc những bản thảo của các GS để thêm một nhận định nên chọn hay không, nhưng sách toán lớp 1 hiện nay (2019) có những bài tập phụ huynh đọc mà không hiểu đề bài thì làm sao dạy trẻ!? Tuổi các em chủ yếu vui để học, không phải để đào tạo thần đồng. Rất mong có bộ sách chuẩn phù hợp”.

“Tôi mong cả hai phía, GS Hồ Ngọc Đại và hội đồng thẩm định, đều có tư tưởng tiến bộ vì sự thịnh vượng của Việt Nam trong tương lai mà ngồi lại với nhau để tháo gỡ những rào cản. Mỗi chúng ta hãy mạnh dạn hạn chế cái tôi của mình lại, tự cởi trói cho mình, hướng đến những lợi ích cho cộng đồng nếu từ trong thâm tâm nhận thấy cái tích cực, cái tiến bộ, cái cốt lõi của giáo dục… và thấy được tư tưởng vì lợi ích chung và dài hạn của dân tộc, quốc gia”, bạn đọc Nguyễn Hoàng Mạnh bày tỏ.

Tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị GS Hồ Ngọc Đại lắng nghe ý kiến của hội đồng thẩm định sách: “Tâm huyết là điều kính trọng với GS Hồ Ngọc Đại, tuy nhiên bảo thủ là điều không nên có trong khoa học. Tôi tin quyết định của 15 thành viên hội đồng thẩm định” (bạn đọc Dương Toàn); “Nếu GS đã biết trước kết quả này và ông vẫn kiên định theo đường hướng của riêng mình thì ông đưa sách đi thẩm định làm gì? Thật nghịch lý khi GS muốn sách của ông tham gia vào hệ thống giáo dục quốc gia nhưng lại nhất quyết không theo chương trình giáo dục chung của cả nước” (bạn đọc VanNguyen)…

TTO

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…