Ổ dịch mới Nhật Bản và những “kẽ hở” trong phòng chống dịch bệnh

Mặc dù có dấu hiệu chững lại ở Trung Quốc song dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp. Ngoài Trung Quốc, đã bắt đầu xuất hiện những ổ dịch mới đáng lo ngại, trong đó Nhật Bản đang là một trong những tâm điểm.

Thủ tướng Shinzo Abe trong cuộc họp tại Nhật Bản vào ngày 27/2. Ảnh: AFP

Tính đến ngày 29/2, tại xứ Phù Tang có khoảng 200 ca nhiễm Covid-19 (không tính các ca bệnh trên tàu Diamond Princess) đưa nước này trở thành ổ dịch Covid-19 lớn thứ ba thế giới chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc.

Tuy nhiên vấn đề mà các chuyên gia và cộng đồng quan ngại hơn cả chính là năng lực của ngành y tế Nhật Bản trong chẩn đoán số ca nghi nhiễm lớn. Theo ghi nhận của ông Masahiro Kami – Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quản trị Y tế ở Tokyo, đằng sau mỗi trường hợp dương tính với Covid-19 được phát hiện là hàng trăm ca bệnh nhẹ đã bị bỏ qua.

Mặc dù Chính phủ Nhật Bản khẳng định nước này có khả năng tiến hành 3.800 xét nghiệm ca nghi nhiễm Covid-19 mỗi ngày song theo thông báo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nhật Bản Katunobu Kato ngày 26/2, trong giai đoạn từ 18-23/2, nước này mới tiến hành được khoảng 5.700 xét nghiệm; bao gồm cả các hành khách trên du thuyền Diamond Princess.

Số ca dương tính được xác nhận khá thấp khiến Thủ tướng Nhật Shinzo Abe duy trì lập trường tương đối “thoải mái” về dịch bệnh với ổ dịch Trung Quốc. Trong khi các quốc gia trong khu vực thực thi chính sách thắt chặt an ninh thì Nhật Bản lại đi ngược hoàn toàn, không áp dụng lệnh cấm du lịch với công dân từ các khu vực tâm dịch như Trung Quốc. Các sự kiện cộng đồng lớn vẫn được tổ chức; người dân Tokyo vẫn đi làm trên những chuyến tàu điện chật cứng….bất chất nguy cơ lây nhiễm cao. Tệ hơn, Nhật Bản còn để mất dấu một số trường hợp dương tính. Nhà chức trách chưa thể xác định mối liên hệ giữa những ca bệnh ở đảo phía bắc Hokkaido, khu vực đã phát triển thành ổ dịch lớn nhất cả nước với 54 bệnh nhân nhiễm nCoV.

Trẻ em tại Tokyo tụ tập vui chơi giữa mùa dịch. Ảnh: Reuters

Khác với Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam, Nhật Bản cũng không có Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Các quan chức y tế với sự hỗ trợ của một nhóm chuyên gia sẽ thực hiệm nhiệm vụ dập dịch. Dù xứ Phù Tang có tiêu chuẩn chung về cách xét nghiệm virus song tiêu chí đánh giá giữa các thành phố vẫn có sự khác biệt.

Theo hướng dẫn chính thức của Bộ Y tế Nhật Bản, những người có triệu chứng nhẹ cần tự cách ly tại nhà. Bệnh nhân biểu hiện nghiêm trọng được yêu cầu liên hệ với một đường dây nóng để chuyển tiếp đến cơ sở điều trị phù hợp. Trường hợp nghi nhiễm Covid-19 sẽ được xét nghiệm tại trung tâm y tế công cộng địa phương. Tuy nhiên tại một số trung tâm ở các khu vực như thành phố Tokyo, thành phố Nagoya và quận Wakayama không có nguồn cung dụng cụ xét nghiệm đáp ứng đủ các yêu cầu. Riêng Wakayama đã ghi nhận 11 trường hợp nhiễm virus, đang phải sử dụng các tham số riêng để quyết định khi nào bệnh nhân cần xét nghiệm. Các bệnh viện và phòng khám nhỏ cũng tỏ ra lo lắng bởi nếu phát hiện một trường hợp dương tính, họ buộc phải đóng cửa để khử trùng.

Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Katsunobu Kato  cho biết cơ quan này đang nghiên cứu một hệ thống hỗ trợ các cơ sở tư nhân xét nghiệm Covid-19 để nhiều người có cơ hội kiểm tra và không bỏ sót các trường hợp dương tính.

Theo BizC.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *