Người Hồng Kông trước lựa chọn sinh tử: “Thà chịu mất việc” còn hơn đến TQ đại lục và nhiễm virus corona

Dịch bệnh do virus corona đã khiến nhiều người Hồng Kông phải thường xuyên di chuyển giữa đặc khu này và Trung Quốc đại lục rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, theo SCMP.

Khi tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona (2019 – nCoV) diễn biến phức tạp, tài xế Peter Choi (51 tuổi, người Hồng Kông) phải đối mặt với hai lựa chọn khó khăn: đó là nên đi tới Trung Quốc đại lục hay ở lại.

Là một tài xế riêng, Choi thường phải đưa sếp mình tới nhà máy kim loại ở Đài Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Với mỗi chuyến đi như vậy, Choi sẽ ở lại Đài Sơn ít nhất 2 ngày.

Hôm thứ 3 (28/1) vừa qua, sếp của Choi lại yêu cầu người tài xế này chở đến Đài Sơn và dự định ở lại đó trong vòng 4 ngày.

Lần này, người tài xế 51 tuổi đã do dự, bởi ông lo ngại mình sẽ nhiễm loại virus corona khi đến Trung Quốc đại lục.

Nỗi lo này không phải vô căn cứ, bởi trong những ngày gần đây, số người thiệt mạng và nhiễm chủng virus này vẫn tiếp tục tăng lên. Tại đại lục, một số thành phố, trong đó bao gồm “ổ dịch” Vũ Hán đã bị phong tỏa hoàn toàn. Các chuyên gia y tế và một số chính trị gia Hồng Kông cũng đã kêu gọi chính quyền đặc khu tạm thời phong tỏa khu vực này để ngăn chặn virus lây lan.

“Cha mẹ và vợ tôi phản đối việc đi lên miền Bắc”, Choi chia sẻ với phóng viên báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP – Hồng Kông). “Tôi có trách nhiệm chăm lo cho sự an toàn của gia đình mình”, ông nói.

Thay vì đưa vợ chồng sếp tới tận Đài Sơn, ông Choi đã đề nghị chỉ chở họ tới vùng giáp ranh với thành phố Thâm Quyến; sau đó một tài xế khác từ nhà máy sẽ đón họ về Đài Sơn.

“Tôi đã chuẩn bị tinh thần nộp đơn xin thôi việc nếu sếp tôi không chấp thuận đề xuất đó. Không có gì quan trọng hơn tính mạng của bản thân và sức khỏe của gia đình bạn”, Choi nói. “Cuối cùng, sếp đã thấu hiểu cho những lo ngại của tôi và quyết định hủy chuyến đi tới Đài Sơn”.

“Gánh nặng lớn”

Trong khi đó, một người dân Hồng Kông khác có tên Jack Chan đang hết sức lo lắng về tương lai bất định do virus corona gây ra. Ông Chan là chủ một nhà máy sản xuất đồ nhựa và kim loại ở thành phố Quảng Châu.

Hôm 28/1 vừa qua, chính quyền tỉnh Quảng Đông đã lệnh cho tất cả các nhà máy tiếp tục đình chỉ sản xuất cho đến ngày 10/2, muộn hơn 1 tuần so với dự kiến.

Ông Chan dự định trở lại nhà máy vào ngày 1/2 để chuẩn bị cho việc hoạt động trở lại, nhưng do tình hình dịch virus corona diễn biến nghiêm trọng, ông đã phải hoãn lại chuyến đi này.

“Nhân viên của tôi nói rằng các công ty vận chuyển sẽ còn nghỉ tới ngày 10/2, nghĩa là chúng tôi sẽ không thể xuất hàng sang nước ngoài trước hôm đó”, Chan nói.

Ở Trung Quốc đại lục, công nhân không được trả lương vào dịp Tết nguyên đán.

“Chúng tôi vẫn chưa biết liệu các nhà máy có phải trả thêm lương cho công nhân vào tuần lễ nghỉ bắt buộc này không. Nếu phải làm vậy, thì đó sẽ là một gánh nặng tài chính khổng lồ đối với các chủ nhà máy”, Chan nói.

Ngoài vấn đề tài chính, Chan cũng đang đau đầu vì không biết khi nào nhà máy mới có thể hoạt động trở lại, và làm thế nào để đi từ Hồng Kông tới Quảng Châu trong tình hình hiện nay.

Nhằm nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan, hôm 30/1 vừa qua, Hồng Kông đã hạn chế tối đa các tuyến đường ra-vào đặc khu, trong đó bao gồm các tuyến tàu cao tốc và tàu hỏa tới Trung Quốc đại lục theo tuyến Hung Hom – Quảng Châu.

“Tôi thường di chuyển giữa Hồng Kông và Quảng Châu bằng tàu cao tốc”, Chan nói. “Hệ thống mua vé tàu cao tốc có thể phát hiện và theo dõi những người nhiễm bệnh. Tôi không thích đi xe buýt vì họ không có hệ thống đó”.

“Chính sách đúng đắn”

Liu, một người đang làm việc trong ngành ngân hàng ở Hồng Kông, cho biết anh này chưa từng nghĩ kỳ nghỉ Tết sẽ dài đến vậy.

Sinh ra tại Trung Quốc đại lục và bắt đầu sinh sống và làm việc tại Hồng Kông từ năm 2006, Liu đã quyết định chuyển tới Thâm Quyến vào năm 2016 và đi tàu cao tốc tới nơi làm việc ở Hồng Kông hàng ngày.

Hôm 23/1, Liu đã trở về nhà ăn Tết, và dự định sẽ trở lại làm việc vào ngày 29/1. Nhưng do virus corona, anh này bị buộc phải nghỉ tết ít nhất là đến ngày 17/2 do đã tiếp xúc với cha mẹ đến từ Vũ Hán trong kỳ nghỉ lễ.

“Chính quyền đại lục đã yêu cầu gia đình chúng tôi tự cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày để đảm bảo chúng tôi không nhiễm bệnh”, Liu nói. “Công ty của tôi cũng nhận được thông báo tương tự từ chính quyền Hồng Kông”.

Để chuẩn bị quay lại làm việc, Liu đang tìm kiếm một khách sạn tại Hồng Kông để ở tạm trong thời gian dịch bệnh chưa được kiểm soát hoàn toàn, và sẽ không thể quay lại Thâm Quyến trong thời gian này.

“Từ bài học của dịch SARS năm 2003, tôi hiểu rằng sự thận trọng này là cần thiết. Đây là chính sách đúng đắn. Mặt tích cực là với công nghệ tiên tiến hiện nay, tôi vẫn có thể giữ liên lạc với gia đình mình”, Liu nói.

Theo ttvn.toquoc.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *