Mì ăn liền vô cùng độc hại – đúng hay sai?

Mì ăn liền là món ăn được rất nhiều người lựa chọn bởi sự tiện dụng và đa dạng về hương vị, Việt Nam hiện đang là nước đứng thứ tư về tiêu thụ loại thực phẩm này. Vậy nên, mì ăn liền có đảm bảo được dinh dưỡng cho người tiêu dùng hay không đang là vấn đề có rất nhiều người quan tâm.

Mì ăn liền có độc hại như bạn nghĩ?

Mì ăn liền là loại thực phẩm được dự trữ trong nhiều gia đình, đặc biệt là món yêu thích của các bạn nhỏ. Tuy nhiên đã có rất nhiều nhận định cho rằng mì ăn liền là loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Vậy tác hại thực sự của mì ăn liền đến sức khỏe của con người như thế nào? Mì ăn liền có độc hại như bạn nghĩ?

Mì ăn liền là thực phẩm đã được chiên qua trước khi được đưa đến tay người tiêu dùng, vậy nên có rất nhiều lo ngại cho rằng thành phần trong mì có chứa chất béo bão hòa (tran fat) vô cùng không tốt cho sức khỏe (Chất béo bão hòa là dạng chất được sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm qua dầu ăn đã được sử dụng nhiều lần. tuy nhiên chế biến thực phẩm theo cách này vô cùng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người mắc bệnh về tim mạch và huyết áp…). Nhưng theo GS. Đống Thị Anh Đào – bộ môn Hóa Thực Phẩm trường Đại học Bách Khoa TP.HCM: “Theo kết quả kiểm tra từ Trung tâm 3 (2016), một số sản phẩm mì ăn liền tại Việt Nam có hàm lượng trans fat rất thấp, dưới 0.03g và được phép công bố ‘zero trans’ theo tiêu chuẩn của FDA (*) hoặc không công bố theo qui định của Cục Đo lường chất lượng VN”. Vì vậy, dù là mì chiên hay không chiên thì vẫn nằm trong mức an toàn nếu bạn biết lựa chọn đơn vị sản xuất mì ăn liền uy tín.

Chất béo có trong vắt mì chỉ là mối lo hàng đầu, sau đó là màu vàng bắt mắt có trên vắt mì cũng được rất nhiều người quan tâm. Người tiêu dùng cho rằng, màu vàng bắt mắt có được trên vắt mì là dựa vào sự tận dụng của dầu chiên đã qua nhiều lần sử dụng. Tuy nhiên, GS. Đống Thị Anh Đào cho biết: “Các nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á, màu vàng sậm sẽ kích thích vị giác tốt hơn nên nhà sản xuất đã chủ động thêm bột nghệ (chiết xuất từ nghệ tươi) và gia vị để tạo màu đẹp mắt cho mì, mang đến cảm giác ngon miệng hơn.”

Ngoài ra, với quy trình sản xuất hiện đại, dầu chiên mì ăn liền được làm nóng gián tiếp qua hơi nước có kiểm soát nhiệt độ trong khoảng 140 – 165 độ C tương tự như hấp cách thủy và không hề sử dụng nhiệt trực tiếp. Cùng với đó là vắt mì được đưa qua dầu chiên không quá 2 phút, dầu luôn được tự động thay và bổ sung dầu mới để đảm bảo trong quá trình sản xuất nên không hề có trường hợp sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.

Theo số liệu từ Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), lượng tiêu thụ mì ăn liền của Việt Nam được xếp đứng thứ tư trên thế giới. Mặc dù chất béo có trong mì vẫn nằm trong mức an toàn, vắt mì đảm bảo không sử dụng dầu chiên nhiều lần nhưng sử dụng nhiều vẫn không tốt cho sức khỏe. Bạn hãy là người tiêu dùng thông minh, hãy kết hợp mì cùng với rau, thịt hay trứng để bữa ăn của bạn được hoàn thiện về mặt dinh dưỡng. Hãy biết xen kẽ các bữa ăn của mình bằng cơm, phở hay bún… để bữa ăn phong phú hơn, cân bằng và đảm bảo dưỡng chất có trong bữa ăn.

Trân Nguyễn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *