Kinh tế số, thương mại điện tử trong nông nghiệp: Giúp thu hẹp khoảng cách trong chuỗi cung ứng

Kinh tế số, thương mại điện tử trong nông nghiệp là công cụ, là con đường rất hiệu quả để giúp cho người nông dân Việt Nam rút ngắn khoảng cách trong chuỗi ứng thông qua các khâu phân phối.

Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại Hội nghị Tổng kết Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021 diễn ra chiều ngày 24/12. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và chủ trì Hội nghị.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và chủ trì Hội nghị

Sản xuất phải gắn với tín hiệu thị trường

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thống nhất với những ý kiến đánh giá của Bộ NN&PTNT đưa ra tại Hội nghị, cũng như ý kiến của các địa phương đã đề cập đến các vấn đề vừa mang tầm chiến lược toàn diện, vừa mang tính định hướng cũng như thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu phát triển trong năm 2020. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đồng thời đánh giá cao sự chủ động, phối hợp mang tính đồng bộ của Bộ NN&PTNT với các Bộ, ngành trong công tác tháo gỡ đầu ra cho nông sản khi bị ách tắc trong xuất khẩu do tác động của Covid-19.

Theo Bộ trưởng, đây không còn là câu chuyện riêng biệt thị trường là của ai? Công tác phát triển thị trường của ai? Dưới sự chỉ đạo chung của Thủ tướng, chúng ta đã tập chung quyết liệt và được minh chứng bằng việc mở cửa thị trường Trung Quốc, câu chuyện sữa, hay gạo tại thị trường EU đều chứng kiến tinh thần trách nhiệm và phối hợp của hai Bộ. Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, năm 2020, chủ nghĩa bảo hộ đã tác động rất mạnh đến nhiều mặt, liên tục các cuộc tranh chấp thương mại, tạo ra những lợi thế và cả những khó khăn cho nông sản thực phẩm xuất khẩu đi nước ngoài. “Hàng loạt các nội dung lớn Bộ NN&PTNT đã chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương để xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, vượt lên trên quan điểm của từng Bộ, ngành trong tính chất công việc và trách nhiệm của mình”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đánh giá cao câu chuyện hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đưa nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường trong năm 2020. “Chúng ta chứng kiến làn sóng đầu tư và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, đặc biệt theo chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng đã được định hình và khẳng định. Chính vì vậy, những mô hình như tại Sơn La, Đồng Tháp,… đã được khẳng định. Đây là mô hình cần phải nhân rộng trong thời gian tới”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Mặc dù báo cáo đã rất toàn diện, nhưng Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đề nghị Bộ NN&PTNT cần bổ sung thêm phần đánh giá triển khai thực hiện công tác mở cửa thị trường, thực thi các cam kết hội nhập. Bởi lẽ chiến lược hội nhập đã là chiến lược sống còn đối với chúng ta. “Công tác mở cửa thị trường tôi còn nhớ rất rõ Thủ tướng liên tục nhắc ngay từ những năm đầu của nhiệm kỳ đó là: thị trường, thị trường và thị trường”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Dưới sự chỉ đạo chung của Thủ tướng, chúng ta đã tập chung quyết liệt và được minh chứng bằng việc mở cửa thị trường cho nhiều mặt hàng nông sản

Cần thống nhất quan điểm sản xuất nông nghiệp nói riêng và sản xuất nói chung phải gắn với các tín hiệu của thị trường. Tuy nhiên, làm thế nào để thực thi slogan này, đây là vấn đề gốc rễ. Khẳng định vai trò quan trọng của Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đề nghị Bộ này sẽ cùng phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan để chuyển tín hiệu thị trường đến với người nông dân.

Cần bổ sung các đánh giá về công tác tổ chức thực thi FTA

Tất nhiên, còn có những yếu tố khác liên quan đến mô hình, phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Do đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đề nghị Bộ NN&PTNT cần bổ sung các đánh giá về công tác tổ chức thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong chiến lược tổng thể quốc gia, bởi Ngành nông nghiệp sẽ làm chính trong lĩnh vực này. “Việc này là cần thiết vì trong 10 phương hướng, nhiệm vụ mà Bộ NN&PTNT đã đề ra có nhiều nội dung liên quan đến công tác phát triển thị trường, thực thi các cam kết hội nhập nhưng chưa đề cập rõ các đánh giá, trong khi đó nội dung này lại cực kỳ quan trọng”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh một lần nữa nhấn mạnh và cho biết: Chúng ta không chỉ có EVFTA, CPTPP mà sắp tới đây RCEP sẽ được ký với Anh, 3 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam chuẩn bị ký kết với các nước trên thế giới.

Khẳng định công tác tổ chức thực thi cam kết hội nhập không chỉ là thị trường mà còn là tái có cấu sản xuất nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng, thực thi nhiệm vụ sắp tới của Chính phủ mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành về đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản. Bởi lẽ, việc này hàm chứa toàn bộ các nội hàm mới trong công tác phát triển sản xuất, tăng cường tính cạnh tranh và giá trị chuỗi cung ứng trong phát triển nông nghiệp.

Có rất nhiều nhiệm vụ mà cần có sự phối hợp đồng bộ và sự tiếp cận chung của các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước kể cả trong các câu chuyện phát triển thị trường lẫn việc đổi mới trong phương thức quản lý nông nghiệp hay là câu chuyện thu hút đầu tư nông nghiệp nông thôn, tăng cường tính cạnh tranh, nâng cao thương hiệu, truy xuất nguồn gốc… đều là những vấn đề sống còn của nông nghiệp Việt Nam.

Do đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đề nghị tại Hội nghị tổng kết này, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành chủ động phối hợp với Bộ NN&PTNT để chúng ta hỗ trợ và triển khai thực hiện cho các hoạt động phát triển nông thôn ở các địa phương. Cần tổng kết sớm các mô hình để có các bài học từ các mô hình làm tốt ở các địa phương để nhân rộng và xác định rõ vai trò của từng bộ ngành.

Để thực thi tốt cam kết hội nhập, vai trò của các doanh nghiệp trong việc tham gia vận hành chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng là vô cùng quan trọng. Do đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đề nghị Bộ NN&PTNT trong thời gian tới cần có cần cơ chế chính sách để thay đổi mô hình sản xuất một cách tận gốc để đảm bảo được nền kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp. Đồng thời, nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong việc đưa công nghệ, tín dụng cũng như đảm bảo sự bền vững trong chuỗi cung ứng.

Để thực hiện hội nhập và phát triển trong bối cảnh phát triển chung của kinh tế số và của cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, không thể để quên câu chuyện đào tạo cho người nông dân. Câu chuyện kinh tế số, thương mại điện tử trong nông nghiệp là công cụ và con đường rất hiệu quả để giúp cho người nông dân Việt Nam rút ngắn khoảng cách trong chuỗi ứng thông qua các khâu phân phối.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh một lần nữa đề nghị Bộ NN&PTNT tiếp tục phối hợp đưa ra trong chương trình hành động của bộ mình trong việc để thực thi các chương trình hành động của Chính phủ trong các cam kết hội nhập nội dung liên quan đến hoạt động đào tạo cho người nông dân, đặc biệt liên quan đến kinh tế số, nền tảng số cũng như phục vụ cho liên kết với doanh nghiệp cũng như chuỗi cung ứng.

Toàn cảnh Hội nghị

Thủ tướng: ‘Đặt một hạt giống xuống thì phải hỏi tiêu thụ ở đâu’

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, chưa đạt yêu cầu; Chênh lệch khoảng cách giàu nghèo còn lớn; Thu nhập và đời sống người dân ở nông thôn còn thấp so với thành thị; Tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn cao; Hành vi phá rừng tự nhiên vẫn còn diễn ra. Giao kế hoạch năm 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành nông nghiệp phải biến nguy thành cơ, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA và RCEP. Bên cạnh đó, cần gỡ thể chế để vươn lên.

Trước khi chúng ta đặt một hạt giống xuống thì phải hỏi tiêu thụ ở đâu, ở thị trường nào chứ không thể sản xuất một sản phẩm mà thị trường không cần. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành nông nghiệp cần phải đẩy mạnh phát triển thị trường.

Đưa chỉ tiêu cụ thể, Thủ tướng cho biết năm 2021, ngành nông nghiệp phải đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành trên 3%, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản phải đạt 44 tỷ USD, tỷ lệ che phủ rừng đạt mức 43%, nông thôn mới đạt trên 70%, thành lập mới 2.000 HTX nông nghiệp, tổng số HTX nông nghiệp đạt hiệu quả là hơn 16.000 HTX.

Theo đó, cần có cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp để có nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch; Chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp.

Bên canh đó, cần tập trung phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất nông để xây dựng quy mô sản xuất nông nghiệp lớn. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ giúp hình thành nền sản xuất nông nghiệp thông minh. Nông nghiệp số là vấn đề đặt ra với doanh nghiệp, HTX, nông dân.

“Tết này cả nước Việt Nam ăn gì, giá thế nào? Ngành nông nghiệp cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ”, Thủ tướng yêu cầu.

Theo Báo Công Thương

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…