Hà Nội lập thêm 5 trạm xét nghiệm nhanh Covid-19

Thành phố lập thêm 5 trạm xét nghiệm nhanh tại các quận nội thành, nâng tổng số trạm trên địa bàn lên 9.

Sáng 3/4, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC) cho biết 9 trạm được đặt tại các quận: Hoàn Kiếm, Long Biên, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình và huyện Thanh Oai. 

Theo kế hoạch, CDC Hà Nội sẽ triển khai trạm xét nghiệm nhanh tại tất cả 30 quận, huyện trên địa bàn. Tuy nhiên, ông Tuấn nói “tốc độ triển khai phụ thuộc vào số lượng bộ test nhanh giao về trung tâm”.

Ngoài ra, đội ngũ nhân viên y tế có chuyên môn lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm còn thiếu so với yêu cầu phủ kín trạm tất cả các quận, huyện. CDC Hà Nội đang tổ chức tập huấn bổ sung cho 800 nhân viên. 

Người dân được lấy mẫu xét nghiệm tại trạm xét nghiệm nhanh ở Đống Đa, Hà Nội, hôm 31/3. Ảnh: Giang Huy. 

Người được lấy mẫu xét nghiệm nhanh là bệnh nhân từng điều trị, người chăm sóc bệnh nhân, sinh viên thực tập, người từng ăn tại căng tin bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 đến 28/3. Danh sách do các phường rà soát, thông báo đến từng cá nhân. Thống kê của Sở Y tế Hà Nội có khoảng 16.000 người trong diện này. 

Ai có yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh viện Bạch Mai nhưng chưa nhận được thông báo, có thể đến điểm xét nghiệm khai báo để được lấy mẫu. 

Các trạm xét nghiệm nhanh nCoV ở Hà Nội hoạt động từ sáng 31/3. Bộ test nhập từ Hàn Quốc, thông qua mẫu máu, cho kết quả sau 10 phút. Tính đến tối 2/4, đã có 1.782 trường hợp được xét nghiệm, trong đó 6 mẫu nghi dương tính với nCoV nhưng đều cho kết quả âm tính khi xét nghiệm lại bằng phương pháp Realtime RT-PCR trong phòng thí nghiệm. 

Đến nay cả nước ghi nhận 233 ca nhiễm nCoV, 85 người khỏi bệnh. Hà Nội đang ghi nhận số người nhiễm nhiều nhất cả nước với 105 ca, gồm 43 ca liên quan đến bệnh viện Bạch Mai (trong đó có 27 người của đơn vị cung cấp dịch vụ – Công ty Trường Sinh).

Theo bác sĩ Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nguyên tắc của loại xét nghiệm nhanh là tìm kháng thể mà cơ thể tạo ra để chống kháng nguyên nhất định (mầm bệnh). Xét nghiệm không cho biết hiện có nCoV trong cơ thể hay không, mà cho biết cơ thể có thứ để chống lại nCoV không.

Lượng kháng thể cao, xét nghiệm sẽ báo dương tính. Kháng thể cao hoặc do cơ thể sinh ra khi mắc bệnh; hoặc có miễn dịch tự nhiên. Lúc này cần xét nghiệm thêm bằng RT-PCR để khẳng định.

Theo vnexpress.net

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *