Đề xuất lùi kỳ thi THPT quốc gia đến cuối tháng 7

Học kỳ II sẽ diễn ra từ tháng 4 đến tháng 7, lịch thi THPT quốc gia được lùi lại đến cuối tháng 7, theo dự thảo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo, ngày 17/2.

Học sinh dự thi THPT quốc gia 2019 tại TP HCM.

Sở Giáo dục và Đào tạo trình Thường trực UBND TP HCM dự thảo kiến nghị cho phép học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nghỉ học hết tháng 3; điều chỉnh thời gian năm học 2019-2020. Tiếp đó, thành phố sẽ kiến nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thời gian năm học 2019-2020 được điều chỉnh: học kỳ II bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7; kỳ thi THPT quốc gia dời đến cuối tháng 7 (những năm trước đều là tháng 6).

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, việc này nhằm giúp các cơ sở chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; thực hiện kế hoạch năm học đồng bộ trong cả nước. Việc này còn giúp học sinh và phụ huynh yên tâm, chủ động sắp xếp công việc, sinh hoạt, học tập của gia đình và cá nhân.

So với chỉ đạo của Thường trực UBND TP HCM ngày 14/2, dự thảo trên có hai điểm mới: đề xuất cho nghỉ hết tháng 3 để tránh dịch nCoV không chỉ dành cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục mà còn áp dụng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp (do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý); ngoài điều chỉnh thời gian năm học, dự thảo còn bổ sung đề xuất lùi thời gian thi THPT quốc gia.

Năm nay, cả nước có hơn 24 triệu học sinh, sinh viên. Hà Nội và TP HCM là hai địa phương có số học sinh đông nhất, khoảng 2 triệu học sinh. Những năm gần đây, có khoảng 800.000-900.000 học sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia mỗi năm.

Đề xuất của TP HCM được nhiều lãnh đạo trường học và phụ huynh đồng tìnhbởi cho rằng, sức khoẻ của học sinh và xã hội là quan trọng nhất trong bối cảnh dịch bệnh nCoV đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, một số trường lại cho rằng, đề xuất trên là vội vàng, chưa cần thiết.

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở ngoại thành TP HCM cho rằng, nhiều trường có sĩ số lớp cao hơn tiêu chuẩn (45-50 em), chưa kể không đủ cơ sở vật chất để dạy hai buổi. Do đó, việc tổ chức dạy học bù để đảm bảo chương trình theo tiến độ trên là rất khó. “Chương trình thì không thể bớt, cũng không thể bắt các em học thứ bảy, chủ nhật được. Nghỉ thêm phải tính toán, cân nhắc rất kỹ”, ông nói.

Ông Nguyễn Văn Ngai (nguyên Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM) cho rằng, việc sắp xếp thời gian biểu học tập để bù cho hai tháng không đơn giản. Kế hoạch học tập hằng năm chỉ có hai tuần dự trữ cùng với các kỳ thi cuối cấp, ngành giáo dục sẽ khó xoay xở. Chưa kể, nghỉ học kéo dài sẽ khiến học sinh bị hụt kiến thức và giảm động lực học tập. Với nhiều phụ huynh có con em nhỏ tuổi, việc sắp xếp để trông nom, chăm sóc chúng tốn nhiều công sức, thời gian.

Ông Ngai đề xuất ngành giáo dục cân nhắc kỹ, có thể đến cuối tháng 2 xem xét diễn biến dịch bệnh, tham khảo ý kiến ngành y tế và cấp trên để đưa ra quyết định.

Hiện, 63 địa phương tiếp tục cho học sinh nghỉ phòng dịch, trong đó 8 địa phương cho nghỉ thêm một tuần đến 23/2, 55 tỉnh thành cho nghỉ hết tháng 2. Trước đó các em đã nghỉ 7-16 ngày dịp Tết Canh Tý. Đây là lần đầu tiên học sinh, sinh viên cả nước nghỉ học kéo dài.

Theo Vnexpress.net

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *