Dàn tiêm kích trên tàu sân bay Mỹ

Đến thăm Đà Nẵng, tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt mang theo bốn dàn máy bay tiêm kích, có thể hiệp đồng tác chiến trong mọi điều kiện.

Sau ba ngày bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Đà Nẵng, chiều 7/3 nhờ tiết trời nắng và biển ít sóng lớn, tàu sâu bay USS Theodore Roosevelt đã cho đoàn khách ra khơi tham quan. Vào vùng vịnh Đà Nẵng từ ngày 5/3, tàu sân bay neo lại ngoài khơi ở khu vực phao số 0.
USS Theodore Roosevelt là tàu sân bay thuộc lớp Nimitz, dài 332 m, rộng 76,8 m; độ choán nước toàn tải hơn 117.000 tấn. Tàu dùng năng lượng hạt nhân.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt là tàu lớp Nimitz điển hình, có thể chứa hơn 70 máy bay chiến đấu các loại. Phía trái hình, nơi cờ Việt Nam và tàu Mỹ tung bay là nhà điều hành.
Bên trong khoang chứa trực thăng, đồng thời là nơi có thể sinh hoạt đông người, quốc kỳ Việt Nam và Mỹ được treo trang trọng. Chuyến thăm hữu nghị lần này nhân kỷ niệm 25 năm Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao.
Đối xứng hai quốc kỳ trong khoang chứa là một cặp tiêm kích. Khu vực này dự kiến diễn ra buổi tiệc thủy thủ đoàn mời lãnh đạo phía Việt Nam vào tối 6/3. Tuy nhiên do sóng lớn, các tàu ra vào không an toàn, nên bữa tiệc được linh hoạt tổ chức tại một khách sạn trên bờ.
Đoàn tham quan sẽ được di chuyển bằng hệ thống thang máy bên sườn của boong tàu. Hệ thống có khả năng di chuyển được hai máy bay cùng lúc từ khoang chứa phía dưới lên boong máy bay trong vài giây. Quá trình di chuyển luôn có thủy thủ bảo vệ.
Phi đoàn tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet được bố trí tại nhiều góc trên boong máy bay. 
F/A-18E/F Super Hornet là loại máy bay tiêm kích được sử dụng để tấn công tầm xa, đánh vào các mục tiêu và vị trí trên mặt đất và trên không.
Phi đoàn tiêm kích tác chiến điện tử EA-18G Growler được biên chế trên tàu sân bay. Đây là một phiên bản đặc biệt của máy bay hai ghế ngồi của máy bay F/A-18E/F Super Hornet.
Dù đang neo đậu tại bờ, khu vực sân bay được bố trí lính bảo vệ nghiêm ngặt. Đoàn khách tham quan bị giới hạn khu vực quay phim, chụp ảnh.
Phi đoàn máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye. Với khả năng chỉ huy và kiểm soát, E-2C Hawkeye có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc trong một lần bay.
Trên tàu sân bay còn có hai phi đoàn trực thăng MH-60S/R Seahawk. Đây là loại máy bay trực thăng 2 động cơ, được sử dụng trong tác chiến chống tàu ngầm, tìm kiếm cứu hộ, hỗ trợ ngăn chặn buôn ma túy, chống tàu chiến, vận chuyển hàng hóa và các tác chiến đặc biệt.
Tùy viên quân sự Mỹ (bìa trái) trao đổi cùng người phụ trách đón tiếp các đoàn khách lên tham quan tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Chuyến thăm lần này là sự hiện diện quân sự lớn thứ hai của Mỹ tại Việt Nam kể từ năm 1975 đến nay. Tròn 2 năm trước, tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70) đến thăm Đà Nẵng.

Theo vnexpress.net

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *