COVID-19 khiến toàn thế giới phải ở trong tình trạng phong tỏa

Dịch bệnh COVID-19 đang làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của người dân trên khắp hành tinh, khiến hầu hết các chính phủ phải gia tăng các biện pháp hạn chế đi lại, đóng cửa trường học, công sở, hàng triệu người phải làm việc tại nhà, thậm chí nhiều người mất hẳn “kế sinh nhai”.

Ba tiểu bang của Mỹ với tổng dân số 70 triệu người đã ban hành lệnh yêu cầu người dân ở nhà để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona. “Sắc lệnh ở nhà” của California bắt đầu hôm 20/3, sau đó New York và Illinois sẽ bắt đầu từ cuối tuần này. Connecticut và Oregon đang chuẩn bị kế hoạch tương tự.

Giao thông cực kỳ ít phương tiện di chuyển dọc theo Đường cao tốc 110 Harbor về phía trung tâm thành phố vào giữa chiều thứ Sáu, ngày 20 tháng 3 năm 2020, tại Los Angeles. Lưu lượng xe di chuyển thường sẽ là nguồn bội thu trong khoảng thời gian vào thứ Sáu.

Tại Mỹ, lệnh hạn chế đi lại có hiệu lực từ ngày 21/3 ở Illinois và 22/3 tại New York. Tất cả công nhân tại các doanh nghiệp không quan trọng sẽ được yêu cầu ở nhà và các cuộc tụ họp ở mọi quy mô đều bị cấm ở New York. Ngoại lệ sẽ được áp dụng cho các trường hợp như mua đồ tạp hóa, thuốc men và tập thể dục.

Lệnh phong tỏa ở California và các tiểu bang khác đã khiến thị trường chứng khoán sụt giảm một lần nữa. Phố Wall đã có tuần tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, với Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm hơn 900 điểm và giảm 17% trong tuần qua.

Nhà sản xuất ô tô BMW cho biết họ sẽ đóng cửa một tổ hợp sản xuất khổng lồ ở South Carolina từ ngày 3/4 đến ngày 19/4 trong khi Nissan cho biết họ sẽ đình chỉ sản xuất xe tại hai nhà máy lắp ráp ở Mexico từ ngày 1/4 đến ngày 14/4.

Các quảng trường ngoài trời nhộn nhịp một thời đã trở nên im ắng ở Bavaria sau khi nơi đây trở thành tiểu bang đầu tiên của Đức yêu cầu người dân ở nhà, ngoại trừ đi làm, mua thức ăn, tới bác sĩ hoặc tập thể dục. Bang Baden-Wuerttgl của miền tây nam nước Đức hôm 21/3 đã đề nghị tiếp nhận các bệnh nhân đến từ khu vực lân cận miền đông nước Pháp đang phải vật lộn với sự gia tăng của các ca nhiễm bệnh gây quá tải bệnh viện

Maximiliansplatz vắng vẻ được nhìn thấy ở trung tâm thành phố Bamberg, Đức, ngay sau nửa đêm, sáng sớm thứ Bảy, ngày 21 tháng 3 năm 2020.

Colombia đã trở thành quốc gia Nam Mỹ mới nhất tuyên bố phong tỏa. Tối 20/3, Tổng thống Colombia Iván Duque tuyên bố rằng mọi người sẽ buộc phải cách ly tại nhà trong ba tuần kể từ ngày 24/3. Thủ đô Bogota, bắt đầu phong tỏa từ hôm 20/3, khiến các đường phố vốn chật cứng xe cộ trở nên vắng lặng. Peru, Ecuador và Venezuela cũng trong tình trạng phong tỏa. Sri Lanka cũng đóng cửa tất cả các tuyến đường cao tốc trong giờ giới nghiêm cuối tuần.

Số trường hợp được xác nhận COVID-19 được ghi nhận ở châu Phi đã tăng trên 1.000 người hôm 21/3, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi. Ít nhất 40 trên tổng số 54 quốc gia châu Phi ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh.

Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, hơn 275.000 ca nhiễm bệnh được ghi nhận trên toàn cầu, bao gồm hơn 11.000 trường hợp tử vong. Ít nhất 88.000 người đã phục hồi.

Ở Anh, nơi hiện vẫn ghi nhận số ca nhiễm bệnh ít hơn Italy và Tây Ban Nha và Pháp, hệ thống y tế quá tải của nước này đang kêu cứu. Dịch vụ y tế quốc gia do nhà nước tài trợ có khoảng 4.000 giường chăm sóc tích cực và khoảng 5.000 máy thở. Giới chức cho biết con số đó sẽ ít hơn nhiều so với mức cần thiết vì số lượng ca nhiễm COVID-19 sẽ tăng đột biến trong những tuần tới. Anh đã yêu cầu 65.000 y tá và bác sĩ về hưu trở lại làm việc. Anh đã ghi nhận 3.983 trường hợp được xác nhận mắc COVID-19 và 177 trường hợp tử vong.

Khi đại dịch đã lắng dịu ở châu Á, Trung Quốc và các nước khác trong khu vực đang cố gắng né tránh tiếp nhận các ca bệnh từ châu Âu, Mỹ và các nơi khác.

Tây Ban Nha đã tiến hành phong tỏa trong 1 tuần qua, với việc hạn chế đi lại tự do và đóng cửa hầu hết các cửa hàng khi các bệnh viện và viện dưỡng lão oằn mình trước gánh nặng của sự bùng phát COVID-19.

Tính đến hôm 20/3, Tây Ban Nha có số ca nhiễm bệnh cao thứ ba trên toàn thế giới, với gần 20.000 trường hợp được xác nhận và 1.002 ca tử vong. Một số nhà máy thuộc sở hữu tư nhân ở nước này đã tham gia vào nỗ lực chống lại tình trạng khẩn cấp quốc gia bằng cách chuyển đổi dây chuyền sản xuất của họ để chế tạo khẩu trang, găng tay và gel khử trùng rất cần thiết cho bệnh viện.

Tuy nhiên, hiện có mối lo ngại về các tác động phụ không mong muốn có thể xảy ra do các lệnh giới nghiêm kéo dài trên toàn thế giới, như nguy cơ bạo lực gia đình gia tăng.

Agnes Callamard, chuyên gia về nhân quyền của Liên hợp quốc, viết trên Twitter: “Chính quyền các nước biết hoặc nên biết rằng các biện pháp cách ly cũng sẽ gây thương vong cho phụ nữ và trẻ em. Một kế hoạch khẩn cấp để bảo vệ họ là điều cần thiết”.

Theo BizC.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *