Bộ trưởng tài chính Mnuchin: Hoa Kỳ có nguy cơ ‘thiệt hại lâu dài’ từ việc đóng cửa kéo dài

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin cho biết hôm thứ ba rằng nền kinh tế Hoa Kỳ có nguy cơ bị “thiệt hại lâu dài” khi áp dụng biện pháp phong tỏa để ngăn chặn đại dịch COVID-19 kéo dài.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin

Mnuchin nói với một ủy ban Thượng viện rằng các gia đình và doanh nghiệp Mỹ đang cảm thấy đau đớn trong bối cảnh đóng cửa trên toàn quốc, nhưng việc mở lại nền kinh tế sẽ cần phải được thực hiện một cách thận trọng.

Khi số ca tử vọng tại Hoa Kỳ hiện đã hơn 90.000, một số bang đã bắt đầu mở cửa trở lại sau hai tháng đóng cửa trên diện rộng, nhưng nỗi lo sợ là nhiều doanh nghiệp có thể không sống sót được.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy hơn 30 triệu việc làm đã bị biến mất trong khi cách ly phong tỏa, ít nhất là tạm thời, ngay cả khi Quốc hội đã vội vã phê duyệt gần 3 nghìn tỷ đô la cứu trợ, bao gồm cả trợ cấp thất nghiệp mở rộng

Mnuchin nói:  “Nếu việc phong tỏa và đóng cửa vẫn tiếp tục vô thời hạn … thì sẽ có nguy cơ thiệt hại lâu dài, chúng tôi ý thức được các vấn đề sức khỏe” liên quan đến việc mở cửa trở lại “và chúng tôi muốn thực hiện điều này một cách cân bằng và an toàn.”

Ông đã xuất hiện trong cuộc họp trực tuyến của Ủy ban Ngân hàng Thượng viện với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell để xem xét cách các quan chức đang sử dụng đạo luật CARES trị giá hơn 2 nghìn tỷ đô la mà Quốc hội phê chuẩn vào cuối tháng 3.

Powell cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tác động lâu dài của đại dịch lên khả năng của người lao động trở lại làm việc cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà ông gọi là “cỗ máy việc làm của nền kinh tế vĩ đại của chúng ta”.

Đại dịch đã tàn phá tất các công việc được tạo ra trong 10 năm trước đó, khiến “phạm vi và tốc độ của sự suy thoái này … lớn đến mức chưa có tiền lệ trong lịch sử hiện đại”.

Ông Powell nói: “Nếu chúng tôi cho phép các khoản nợ không cần thiết, có thể tránh được, do thảm họa tự nhiên, điều đó cũng sẽ phá hủy công việc của nhiều gia đình và nhiều thế hệ. Nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế”.

Vậy đã đủ chưa?

Trong khi các bước thực hiện cho đến nay là nhanh chóng và quy mô  lớn – bao gồm giảm lãi suất cơ bản xuống 0 và bơm hàng nghìn tỷ đô la vào hệ thống tài chính – giám đốc Fed trong những ngày gần đây đã liên tục đề xuất rằng sẽ còn cần nhiều hơn nữa.

“Đây là cú sốc lớn nhất mà chúng tôi nhận thấy được ngay bây giờ và câu hỏi hiện ra rằng ‘Liệu điều đó có đủ không?'”

Powell đã cẩn thận không đi sâu vào việc khuyến nghị chi tiêu nhiều hơn của Quốc hội nhưng ông lưu ý, “Chúng tôi sẽ nhận được nhiều thông tin khá nhanh ở đây, về những gì cần thiết” khi các doanh nghiệp mở cửa trở lại.

Một số nhà lập pháp đã phàn nàn rằng các chương trình viện trợ đã bị rút cạn hầu hết bởi các tập đoàn lớn thay vì các doanh nghiệp nhỏ mà họ dự định giúp đỡ.

Mnuchin cho biết chính phủ sẵn sàng chấp nhận rủi ro với số tiền mà họ đã bỏ ra để giúp nền kinh tế chống chọi với các tác động nặng nề chưa từng có từ đại dịch COVID-19

Đảng Dân chủ tại Hạ viện đã phê duyệt một chương trình viện trợ trị giá 3 nghìn tỷ đô la khác, nhưng các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cho rằng cần có thêm thời gian cho các biện pháp cứu trợ hiện có để tác động hiệu quả tới nền kinh tế.

Khi được hỏi liệu chính quyền có ủng hộ việc cắt giảm thuế của tầng lớp trung lưu hay không, Bộ trưởng Tài chính nói: “Tôi nghĩ đó là điều cần được xem xét nghiêm túc”.

Theo BizC.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *