Ảnh hưởng dịch bệnh, nguồn cung nhỏ giọt, môi giới bất động sản “khóc ròng”

Từ cuối năm 2019 đến nay, thị trường bất động sản bị bủa vây bởi hàng loạt khó khăn, đáng kể nhất là những tác động từ dịch bệnh Covid-19. Trong tình hình này, đa số các môi giới bất động sản đều rơi vào cảnh thất nghiệp, không lương, không hoa hồng, đời sống vô cùng bấp bênh; thậm chí có người buộc phải chuyển nghề để mưu sinh qua cơn bĩ cực.

Theo Hội môi giới bất động sản Việt Nam, 100% các sàn giao dịch, cá nhân môi giới bất động sản chịu ảnh hưởng từ tình hình dịch bệnh; vừa thiếu nguồn hàng để bán, vừa không có được sự quan tâm từ khách hàng, nhà đầu tư vì phải lo chống dịch. Theo ghi nhận từ các khu vực, khoảng 50% số sàn giao dịch phải đóng cửa, có hiện tượng nhiều cá nhân môi giới bất động sản thất nghiệp.

Chị Lê Minh Anh – môi giới làm việc tại một sàn bất động sản Tp.HCM cho biết ngay từ đầu năm 2020, công ty chị đã đứng trước bờ vực phá sản vì không đủ tiền để trả lương cho nhân viên. Để đồng hành qua cơn khốn khó, mỗi lãnh đạo, CBNV tự nguyện giảm lương cơ bản của mình xuống còn một nửa. Tuy nhiên với mức lương cơ bản rất thấp (4 triệu đồng), lại không có thêm các khoản tiền hoa hồng khiến cuộc sống của gia đình chị Minh Anh gặp không ít khó khăn, mọi chi tiêu đều trở nên eo hẹp. “Thời điểm năm 2018, ngoài lương cứng 4 triệu đồng mỗi tháng, tôi còn được nhận hoa hồng từ 15 – 20 triệu đồng/sản phẩm. Dù có khó khăn lắm thì mỗi tháng cũng bán được ít nhất một sản phẩm nên thu nhập của tôi tương đối ổn định. Tuy nhiên từ cuối năm 2019 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên nguồn cung bất động sản bị hạn chế, cả công ty không có dự án nào để bán. Đối với các dự án lớn thì chủ đầu tư lại gửi cho các sàn giao dịch lớn hơn, không đến lượt các sàn nhỏ như công ty tôi. Trong khi thị trường có mấy trăm sàn giao dịch mà dự án chỉ nhỏ giọt nên mấy chục nhân viên công ty tôi không có việc làm. Giờ tiền tiết kiệm bao nhiêu năm cũng đã xài hết, dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại buộc tôi phải tính phương án khác, tìm nguồn thu nhập mới để lo cho gia đình” – chị Minh Anh bộc bạch.

Có thể thấy trong vài năm trở lại đây khi thi trường bất động sản “nóng” lên, nghề môi giới dần trở nên thịnh hành, thị trường thu hút một lực lượng lớn lao động tham gia hành nghề. Theo thống kê của Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay có gần 300.000 người làm nghề môi giới, chủ yếu tập trung ở hai thị trường là Hà Nội và Tp.HCM (Hà Nội có gần 60.000 người, Tp.HCM gần 100.000 người). Các môi giới hoạt động trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc tự hoạt động cá nhân; trong đó số lượng môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề khoảng chỉ khoảng 35.000 ( tương đương 12%). Như vậy trên thực tế có rất đông môi giới hoạt động tự do, không ký hợp đồng lao động, thu nhập bấp bênh và dựa chủ yếu vào nguồn cung bất động sản.

Một môi giới tự do khác ở Tp.HCM – anh Nguyễn Văn Ng. cho biết cả mấy tháng qua hàng trăm nhân viên của công ty anh không có việc để làm, trong khi mức lương cố định lại thấp nên không đủ trang trải chi phí, gia đình anh 4 người phải chi tiêu tiết kiệm từng đồng mới đủ sống.

Trong bối cảnh khó khăn chung, bản thân lại không có ký kết hợp đồng lao động nên anh Ng. cũng đang hoang man, chưa tính đến phương án làm hồ sợ xin trợ cấp từ nhà nước. Để có thêm thu nhập lo cho gia đình, mấy tháng qua, anh Ng. kiêm thêm nghề bán đồ ăn, trái cây…. Dù công việc vất vả, lại thu bạc cắc song anh Ng. vẫn lạc quan tin tưởng thị trường sẽ sớm hồi phục sau đại dịch để anh quay lại với nghề.

“Chưa bao giờ tôi thấy nghề môi giới bất động sản lại khó khăn như bây giờ. Anh em môi giới khắp nơi ở Tp.HCM đều đang trong cảnh khó khăn trăm bề, thu nhập bấp bênh. Đối với những người ký hợp đồng với các công ty lớn thì còn được hỗ trợ đôi chút, còn với những môi giới cá nhân, không ký hợp đồng với công ty nào thì chỉ còn cách chuyển nghề khác để mưu sinh. Tuy nhiên vượt trên tất cả, chúng tôi vẫn động viên nhau rằng đây chỉ là giai đoạn tạm thời. Bất động sản từng giúp nhiều người làm giàu được thì giờ chúng ta cũng phải chấp nhận cùng nhau vượt qua khó khăn. Sau dịch, nếu thị trường ổn định trở lại tôi sẽ quay lại với nghề” – anh Ng. cho hay.

Theo BizC.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *