Những người đào mộ ở Jakarta chạy đua với thời gian khi số ca tử vong do Covid-19 tăng cao

Dưới ánh mặt trời chói chang tại thủ đô Jakarta của Indonesia, người đào mộ Minar cầm xẻng của mình và đào xuống đất.

Người đàn ông 54 tuổi chưa bao giờ bận rộn như vậy trong 33 năm làm nghề đào huyệt tại nghĩa trang Pondok Rangon ở Đông Jakarta.

Kể từ khi Jakarta ghi nhận cái chết đầu tiên liên quan đến COVID-19 vào giữa tháng 3, số người chết liên tục tăng lên và những người đào mộ như Minar phải đương đầu với nhiều công việc quá vất vả khó khăn. Trả lời phỏng vấn của hang CAN, ông nói: “Công việc của tôi bây giờ rất khác … Tôi hầu như không thể nghỉ ngơi. Công việc hiện giờ rất mệt mỏi vì có rất nhiều xác chết được đưa đến hàng ngày, vì vậy tôi thấy rất mệt mỏi khi không ngừng đào bới”.

Tính đến thứ ba (21 tháng 4), Indonesia có khoảng 7.100 trường hợp bị nhiễm COVID-19. Đất nước này có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Đông Nam Á, vào khoảng 9%.

Một nửa trong tổng số các trường hợp là ở Jakarta, với khoảng 300 người chết.

Chính quyền tỉnh đã có lệnh rằng những người chết vì COVID-19, cũng như những người bị nghi ngờ bị nhiễm bệnh chỉ được chôn cất tại 2 nghĩa trang công cộng – một ở Đông Jakarta nơi ông Minar làm việc và một ở Tây Jakarta. Theo chính phủ, đây là những nghĩa trang ở thủ đô vẫn còn chỗ trống

Chính quyền tỉnh cho biết hơn 1.000 người chết đã được chôn cất trong thành phố theo các cách thức chôn cất do nhiễm COVID-19, phần lớn là do nhiều bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona đã chết trước khi kết quả xét nghiệm bệnh phẩm của họ được đưa ra.

Đào mộ mỗi ngày

Ông Minar cho biết: “Có khoảng 80 người đào mộ trong nghĩa trang Pondok Rangon, được chính phủ Jakarta trả tiền. Họ thường được chia thành bốn đội”.

Mỗi đội chịu trách nhiệm cho một nhiệm vụ cụ thể trong một tuần, chẳng hạn như đào mộ, dọn dẹp mộ, cắt cỏ và làm sạch đường cống thoát nước trong nghĩa trang.

Các đội thay phiên nhau mỗi tuần để hoàn thành 4 công việc chính. Điều này có nghĩa là trong những trường hợp bình thường, ông Minar chỉ phải đào mộ một tuần mỗi tháng.

Nhưng kể từ khi đại dịch COVID-19 nổ ra, ông Minar đã phải đào mộ mỗi ngày, ngay cả khi đội của ông được giao cho các nhiệm vụ khác.

1 ngôi mộ mất tới hai giờ để đào, và những ngày này Minar đào tới 5 ngôi mộ mỗi ngày.

Trước đại dịch COVID-19, có những ngày mà Minar hoàn toàn không phải đào mộ vì đơn giản là không có người chết.

Một nhóm 4 người thường phụ trách 1 ngôi mộ, nhưng vẫn không phải là một công việc dễ dàng.

Vì người ta tin rằng virus Corona có thể tồn tại trên cơ thể sau khi chết, cho nên quy định ở đây là phải tiến hành chôn cất càng sớm càng tốt để giảm thiểu nguy cơ lây lan virus.

“Tôi đang chạy đua với thời gian. Thỉnh thoảng khi một thi thể đến mà ngôi mộ vẫn chưa sẵn sàng”, ông Minar nói. “Bây giờ thì khác, không có gia đình của người quá cố chứng kiến ​​quá trình này. Mọi thứ phải được thực hiện nhanh chóng”.

Không quá năm người có thể tập trung quanh ngôi mộ sau khi chôn cất xong và xe cứu thương đã rời đi.

Ông Minar cho biết anh vượt qua nỗi buồn mỗi khi thấy gia đình của người quá cố nói lời tạm biệt cuối cùng khi đứng từ xa.

Gia đình và hàng xóm luôn hỗ trợ

Minar bắt đầu một ngày của mình lúc 7 giờ sáng và kết thúc công việc lúc 6 giờ tối khi mặt trời cuối cùng biến mất dưới đường chân trời.

Được trang bị thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), ông cần phải mang các thi thể ra khỏi xe cứu thương và chôn cất họ.

Ông nói: “Tôi rất lo lắng vì COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm. Tôi thực sự rất sợ nhưng đây là trách nhiệm của tôi. Tôi có thể nói gì đây? Mặc PPE trong cái nóng hừng hực của Jakarta cũng là một thách thức. Tôi cảm thấy như thể tôi đang bị hun đốt. Nó không hề thoải mái. Thỉnh thoảng khi xe cứu thương đến, tôi chuẩn bị sẵn sàng nhưng phải chờ thêm 30 phút nữa. Sau đó tôi cảm thấy thực sự nóng nực. Và rồi có những ngày trời mưa. Bất kể thời tiết nào, việc đào mộ và quá trình chôn cất phải được tiến hành”.

Sự yên tĩnh khác thường trước tháng Ramadan

Đây là một truyền thống cho người Hồi giáo đến thăm mộ người thân trong gia đình của họ một vài ngày trước tháng ăn chay Ramadan, sẽ bắt đầu vào cuối tuần này.

Nghĩa trang thông thường đông nghẹt người tới tưởng nhớ người thân của họ, cũng như hững người bán thức ăn và hoa.

Tuy nhiên, bầu không khí hoàn toàn khác trong năm nay, vì không ai được phép tổ chức nghi lễ giữa lúc bị phong tỏa một phần ở Jakarta.

Ông Minar nói: “Tôi đã làm việc ở đây hàng chục năm và chưa bao giờ yên tĩnh đến thế. Chỉ có một hoặc hai người đến. Và họ giữ một khoảng cách với chúng tôi”. 

Thông thường, các vị khách sẽ tip cho Minar để cảm ơn ông vì đã chăm sóc những ngôi mộ của người thân của họ.

Không có người đến thăm, thu nhập của ông Minar giảm xuống. Nhưng điều đó không làm ông quá thất vọng vì ông vẫn nhận được mức lương hàng tháng khoảng 3,6 triệu rupiah (230 USD).

Bất chấp khối lượng công việc của mình, Minar đang lên kế hoạch nhịn ăn trong tháng Ramadan. Ông nói: “Quan trọng nhất là tôi thực hiện công việc của mình một cách chân thành, và sau đó Thần thánh sẽ hài lòng với điều này, khiến đây không phải là một gánh nặng. Tôi chỉ hy vọng rằng tất cả chúng ta vẫn khỏe mạnh và điều này sẽ sớm kết thúc. Đó là niềm hy vọng duy nhất của tôi”.

Theo BizC.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *