Người Iran đau đớn vì quân đội bắn nhầm máy bay

Iranians students chant slogans as they demonstrate following a tribute for the victims of Ukraine International Airlines Boeing 737 in front of the Amirkabir University in the capital Tehran, on January 11, 2020. - Iranian police dispersed students chanting "radical" slogans during a gathering in Tehran to honour the 176 people killed when an airliner was mistakenly shot down, Fars news agency reported. AFP correspondents said hundreds of students had gathered early in the evening at Amir Kabir University, in downtown Tehran, to pay respects to those killed in the air disaster. (Photo by ATTA KENARE / AFP)

Nhiều người dân Iran lên mạng xã hội bày tỏ sự đau đớn, tức giận và sốc sau khi chính phủ thừa nhận bắn nhầm máy bay Ukraine.

Sinh viên Iran biểu tình tại Tehran hôm 11/1 để phản đối chính phủ vì vụ bắn nhầm máy bay chở khách.

“Gọi đó là lỗi con người hoặc sự hèn hạ, nhục nhã, bất cứ điều gì các ngài đặt cho nó. Nhưng tôi ước các ngài hãy giết luôn chúng tôi đi. Chúng tôi không thể chịu đựng điều này thêm nữa”, nhà báo Iran Farnaz Miri đăng Twitter hôm 11/1 sau tuyên bố thừa nhận của quân đội. “Chúng tôi chỉ là một nhóm xác sống, sống cuộc đời mà các ngài đã vạch sẵn”.

Tuyên bố nói rằng “lỗi con người” đã dẫn đến tai nạn thảm khốc của chuyến bay số hiệu 752 thuộc Hãng hàng không Quốc tế Ukraine (UIA) ở ngoại ô Tehran sáng 8/1. Toàn bộ 167 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

Theo hãng thông tấn Fars của Iran, lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei hôm 10/1 yêu cầu các thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao thông tin “rõ ràng và trung thực” tới người dân về những gì đã xảy ra. Tuy nhiên, thông báo “trung thực” này không kiềm chế được cơn sốc và phẫn nộ của người dân trước cái chết của những người vô tội cũng như việc chính phủ che giấu sự thật suốt ba ngày sau tai nạn.

“Các ngài mất 3-4 ngày mới nhận ra đã bắn tên lửa sao”, nhiếp ảnh gia Arash Ashournia đặt câu hỏi trên Twitter.

Vụ tai nạn của chuyến bay 752 xảy ra khoảng ba giờ sau khi Iran tập kích hai căn cứ Mỹ ở Iraq để trả thù cho tướng Qassem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRCG). Tuyên bố của chính phủ đổ lỗi “các chuyến bay quân sự của lực lượng khủng bố Mỹ trên khắp đất nước” đã “làm tăng độ nhạy cảm trong các tổ hợp phòng không”, dẫn đến lực lượng phòng thủ Iran “ở mức sẵn sàng cao nhất để đối phó với các mối đe dọa có thể”.

Nhân viên cứu hộ làm việc tại hiện trường máy bay Ukraine bị bắn hạ hôm 8/1.

“Trong tình huống nguy hiểm”, chuyến bay 752 bị nhầm là “chuyến bay thù địch” sau khi nó chuyển hướng sang một “trung tâm quân sự nhạy cảm”, lúc đó máy bay đã “vô tình trúng” tên lửa phòng không, theo tuyên bố.

Tuần trước, sau khi tướng Soleimani bị Mỹ hạ sát trong cuộc không kích ở sân bay Baghdad, Iraq, truyền thông nhà nước Iran đưa tin rầm rộ về tinh thần đoàn kết nhân dân khi hàng triệu người tiếc thương Soleimani trên khắp đất nước. Tuy nhiên, nhiều người bây giờ cảm thấy sự đoàn kết đang bị đe dọa.

“Thật xấu hổ vì các ngài không thể phân biệt máy bay chiến đấu với máy bay chở khách. Làm thế nào các ngài có thể biện minh cho thảm họa này đây?”, một người dùng Twitter chất vấn.

Nghị sĩ Mohammad Reza Tabesh cho rằng việc giữ bí mật sự thật thậm chí còn gây thiệt hại nặng nề cho đất nước hơn tên lửa và bom. Nhiều người Iran đang đổ lỗi cho chính phủ vì đã che giấu sự thật, nhiều người thậm chí cho rằng các chỉ huy quân sự hàng đầu nên từ chức.

“Tôi tin rằng từ chức có thể hàn gắn. Hàng nghìn người nên từ chức, từ cấp cao đến thấp”, người dùng Maryam Abdi viết.

Hàng trăm người tập trung bên ngoài Đại học Công nghệ Amir Kabir ở Tehran hôm qua để cầu nguyện cho các nạn nhân. “Chúng tôi có quyền tổ chức tang lễ và cầu nguyện. Cần có một nơi nào đó để hét ra tất cả sự tức giận này. Bây giờ chúng tôi hiểu rằng không ai trong số chúng tôi còn có thể quay lại như trước nữa”, tài khoản Soheila Esmaeili cho hay.

Buổi cầu nguyện sau đó biến thành cuộc biểu tình phản đối chính phủ với nhiều người hô khẩu hiệu yêu cầu lãnh tụ tối cao từ chức và IRGC rời khỏi đất nước. Cảnh sát chống bạo động được triển khai để ngăn người biểu tình đi vào trường và giải tán đám đông.

Theo Vnexpress.net

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *