Thủ tướng gặp doanh nghiệp: Để doanh nghiệp tự chủ phòng chống dịch

Theo ông Trần Bá Dương, doanh nghiệp đề nghị được phép chủ động trong công tác chống dịch và sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư, đặc biệt bắt đầu từ tháng 7/2021, đã khiến cho sức chống chịu của khu vực doanh nghiệp tiếp tục suy giảm, tác động tiêu cực tới các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung một lượng lớn người lao động, nhất là ở các tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi lao động, sản xuất quy mô lớn, ảnh hưởng lớn đến kinh tế địa phương và cả nước.

Qua phản ánh của các doanh nghiệp cho thấy, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, các vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp ngày càng trở nên chồng chất, nhiều vấn đề cần phải xử lý ngay để không làm gián đoạn, ngưng trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hàng nghìn doanh nghiệp tại điểm cầu trung tâm Văn phòng Chính phủ và các đầu cầu tại 63 tỉnh, thành, các điểm cầu Bộ, ngành đối thoại với Thủ tướng Chính phủ hôm nay (26/9) để tiếp tục tìm giải pháp gỡ khó khăn vì COVID-19.

Kiến nghị tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ gặp cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐTQ  ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) cho biết, hiện nay, chống dịch và duy trì sản xuất là hai vấn đề cực kỳ quan trọng với các doanh nghiệp. Riêng miễn dịch cộng đồng được coi là “pháo đài” chống dịch cho doanh nghiệp và cần được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Doanh nghiệp đăng ký mục tiêu đảm bảo sản xuất kinh doanh, cùng chống dịch sẽ sẵn sàng nhận trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

“Thực tế, trong doanh nghiệp đã có phương pháp phân loại lao động và đảm bảo sức khỏe cho các tuyến đầu sản xuất, tiêu biểu tại tỉnh An Giang đã có sự linh hoạt cho doanh nghiệp tự chủ test nhanh kháng nguyên COVID-19, được phép nhập khẩu dụng cụ test nhanh. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ chống dịch thì được miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT)”, ông Dương đề xuất.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐTQ ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco)

Bên cạnh đó, ông Trần Bá Dương cũng nêu lên thực trạng về sức mua trên thị trường sụt giảm đáng kể do tác động của dịch bệnh. Lực cầu không có khiến doanh nghiệp hạn chế nguồn thu nhưng các chi phí cố định vẫn phải chi, dẫn đến thâm hụt dòng tiền. Vì vậy, ông Dương đề nghị Chính phủ xem xét hồi tố về thời gian chống dịch để miễn hoặc giảm thuế cho các doanh nghiệp.

Cùng quan điểm trên, trong suốt thời gian qua, nhiều doanh nghiệp cũng đã có ý kiến về việc được phép tự chủ trong công tác chống dịch. Bà Đỗ Thị Thùy Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho rằng, không ai hiểu doanh nghiệp bằng chính doanh nghiệp đó. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, bản thân doanh nghiệp sẽ phải biết cách tạo ra vùng an toàn để hoạt động. Vì vậy, không nên xem doanh nghiệp là đối tượng bị kiểm soát mà phải xem họ là lực lượng tham gia phòng chống dịch. Từ đó, cần bỏ bớt các giải pháp quản lý quá cứng nhắc.

Nên để doanh nghiệp tự chủ sản xuất, chủ động đăng ký và chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa của mình. Ngoài các cơ sở được phép tiêm chủng hiện nay, hãy để phòng khám tư nhân tham gia tiêm chủng, các doanh nghiệp sẵn sàng trả phí. Như thế giảm bớt áp lực cho lực lượng y tế nhà nước và cũng giảm bớt áp lực tài chính cho nhà nước”- bà Hương đề nghị.

Còn theo ông Nguyễn Duy Minh, Tổng Thư ký VLA kiến nghị, quy tắc vận tải an toàn bằng việc bắt buộc tài xế ngồi trong xe và không được tiếp xúc với bất kỳ ai để thay thế cho việc phải tới điểm xét nghiệm vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vì vậy, cần thiết cho phép doanh nghiệp tự mua thiết bị xét nghiệm COVID-19 và tự tổ chức xét nghiệm cho người lao động, nếu làm sai, các doanh nghiệp sẵn sàng chịu trách nhiệm và bị truy tố…

Hơn ai hết, chúng tôi là những người lo lắng nhất cho doanh nghiệp của mình, rất sợ mất người lao động. Do vậy, chúng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phòng dịch cho doanh nghiệp, người lao động của mình và rất mong sớm có cơ chế tự chủ” – ông Minh bày tỏ.

Theo DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…