Xuất khẩu cao su chứng kiến đà giảm mạnh về giá

Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), từ đầu năm 2018 đến nay xuất khẩu cao su chứng kiến đà giảm mạnh về giá. Cụ thể trong tháng 7/2018, xuất khẩu cao su ước đạt 140.000 tấn, trị giá 188 triệu USD, tăng 14,5% về lượng và tăng 8,4% về trị giá so với tháng 6/2018 nhưng giảm 7% về lượng và giảm 16,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế 7 tháng từ đầu năm 2018, xuất khẩu cao su đạt 705.000 tấn, trị giá 1 tỷ USD, tăng 11,3% về lượng nhưng giảm 9,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su chính tăng so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó xuất khẩu cao su tổng hợp đứng đầu với khối lượng đạt 287.800 tấn, trị giá 414,8 triệu USD, tăng 14,9% về lượng nhưng giảm 10,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 51% trong tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. So với cùng kỳ năm 2017, 6 tháng đầu năm 2018 lượng cao su SVR 10 xuất khẩu tăng 38,8%, SVR 3L tăng 7,4%, RSS 3 tăng 56,7%, SVR CV60 tăng 9,4%… Trong khi lượng cao su SVR CV50 xuất khẩu giảm 8,9%, cao su RSS1 giảm 23,7%, cao su hỗn hợp giảm 27,4%…

Về giá xuất khẩu, trong 6 tháng đầu năm 2018, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017 do giá thế giới giảm (trừ giá xuất khẩu bình quân cao su hỗn hợp tăng 6,2%). Bình quân 6 tháng đầu năm 2018, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam giảm 21% so với cùng kỳ năm 2017. Như vậy sau khi đạt mức tăng hơn 34% về giá trị xuất khẩu trong năm 2017 so với năm 2016, sự xuống dốc của giá cao su từ đầu năm 2018 đến nay  đã kéo giá trị xuất khẩu giảm gần 10%.

Tại thị trường trong nước, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết trong tháng 7/2018 giá mủ cao su nguyên liệu tại các tỉnh có diện tích trồng cao su lớn như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh đã giảm theo xu hướng của thị trường thế giới.Cụ thể tại Bình Phước, các đồn điền cao su bắt đầu khai thác mủ trở lại sau một thời gian gián đoạn, tuy nhiên mùa khai thác mủ cao su năm nay chỉ mới tiến hành được hơn một tháng thì giá đã giảm liên tục.

Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Ấn Độ, 5 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu cao su từ Việt Nam của quốc gia này đạt 31.300 tấn, trị giá 50 triệu USD; tăng 172,3% về lượng và 130% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu cao su của Ấn Độ 5 tháng đầu năm 2018 tăng gấp đôi so với 5 tháng đầu năm 2017, từ 3,5% lên 7%. Còn trên thị trường thế giới, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tồn kho tại các nước tiêu thụ chính ở mức cao;  căng thẳng thương mại Mỹ – Trung ngày càng leo thang; đồng Yên mạnh lên…đã gây áp lực lớn lên giá cao su khiến giá cao su trên thị trường thế giới trong tháng 7/2018 giảm mạnh.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), nhu cầu toàn cầu đối với cao su thiên nhiên trong 6 tháng đầu năm 2018 đã tăng 5% so với cùng kỳ, đạt 6,96 triệu tấn; tỷ lệ thuận nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu cũng tăng 4,5% so với cùng kỳ, lên 6,21 triệu tấn. Như vậy trong 6 tháng đầu năm 2018, thâm hụt cung – cầu cao su tự nhiên thế giới là 746.000 tấn đã giúp cải thiện đáng kể tình trạng dư cung trên thị trường cao su thế giới bấy lâu nay. ANRPC cũng đã điều chỉnh dự báo cung – cầu cao su cân bằng với sản lượng cao su thiên nhiên thế giới trong năm 2018 sẽ tăng 5,2%, lên 14,04 triệu tấn và nhu cầu thế giới sẽ tăng 5,7%, lên 14,13 triệu tấn.

Theo : Nguyễn Cường

Cherry Media – https://bizc.vn

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…