Xuất khẩu sang thị trường Maroc và các khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thương vụ Việt Nam tại Maroc (kiêm nhiệm Guinea, Benin, Côte d’Ivoire, Burkina Faso) vừa phát thông báo danh sách các doanh nghiệp Maroc mong muốn được hợp tác với phía Việt Nam; kèm theo đó là các mặt hàng, lĩnh vực hợp tác cụ thể. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này, Thương vụ Việt Nam tại Maroc cũng đưa ra nhiều khuyến nghị cụ thể cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.  

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Maroc, các công ty SAHARA SA, COMINTER, TRANFOLIM, SEDECO đang muốn tìm kiếm đối tác tại Việt Nam. Đây là các doanh nghiệp Maroc hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu cà phê các loại, hạt điều nhân, hạt tiêu, giống cây thanh long…

Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả giao thương, phòng tránh những rủi ro không lường trước, Thương vụ Việt Nam tại Maroc cũng khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu Việt cần lưu ý áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro cần thiết. Đầu tiên doanh nghiệp cần đề nghị đối tác hỏi mua hàng gửi hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp như đăng ký kinh doanh, địa chỉ, mã số thuế…để có thông tin đầy đủ về khách hàng phục vụ công tác xác minh doanh nghiệp hoặc trong trường hợp phát sinh vấn đề, có thể hoàn tất hồ sơ kiện đối tác không tuân thủ ra tòa thương mại. Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp Việt Nam coi nhẹ việc này để đến khi phát sinh trục trặc cần xử lý thì không có thông tin đầy đủ về đối tác hoặc các thông tin địa chỉ được cung cấp không tồn tại.

Để tăng khả năng tuân thủ cam kết và độ tin cậy, các doanh nghiệp Việt cần yêu cầu đối tác mua hàng đặt cọc cao, tối thiểu 25% giá trị lô hàng; tuyệt đối không chuyển tiền trước cho đối tác mua hàng dù với bất kỳ lý do nào. Đối với hợp đồng ký kết gửi qua thư điện tử và phụ lục cần đặc biệt lưu ý đến chữ ký và con dấu do có thể bị cắt dán giả mạo, nhất là các hợp đồng qua trung gian. Các doanh nghiệp cũng không nên gửi cho khách hàng ảnh chụp vận đơn gốc của hãng tàu bởi khách hàng có thể dùng máy in màu làm giả, trong khi đó phía cơ quan hải quan không có trách nhiệm thẩm định hồ sơ thật/giả mà chỉ kiểm tra đủ hồ sơ là cho thông quan.

 Thương vụ Việt Nam tại Maroc cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần hợp đồng vận tải với các hãng tàu uy tín, ràng buộc trách nhiệm hãng tàu phải sử dụng dịch vụ của đơn vị giao nhận có uy tín tại cảng đến. Trong khâu thanh toán, các doanh nghiệp chú trọng sử dụng ngân hàng uy tín, không ghi địa chỉ ngân hàng đích là các đại lý ở các địa phương theo đề nghị của khách hàng mà ít nhất phải là ngân hàng cấp chi nhánh và có trụ sở tại một trong ba thành phố Rabat, Casablanca, Tanger. Nếu ghi địa chỉ ngân hàng đích là đại lý ở các địa phương sẽ gây khó khăn trong quá trình xử lý khi lô hàng phát sinh trục trặc. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp Việt cũng cần liên hệ sớm với các cơ quan liên quan để có giải pháp xử lý tối ưu nhất, tránh tình trạng kéo dài gây thiệt hại càng lớn cho doanh nghiệp, thậm chí có trường hợp không thể xử lý được.

Theo BizC.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *