Vụ vỡ đường dây tiền ảo 15.000 tỷ: Lộ dàn lãnh đạo 8X của Modern Tech

Nhiều cổ đông lớn của công ty có liên quan đến các hoạt động bán hàng đa cấp trước khi gia nhập Modern Tech…

Như VnEconomy đưa tin trước đó, ngày 8/4, dư luận rúng động về những hình ảnh người dân mang băng rôn, khẩu ngữ kéo tới trụ sở Công ty Cổ phần Modern Tech tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, Tp. HCM) tố công ty này đã lừa đảo chiếm đoạt 15.000 tỷ đồng bằng hình thức huy động vốn thông qua phát hành tiền ảo.

Công ty Cổ phần Modern Tech có trụ sở tại lầu 9, toà nhà Vietcomreal, 68 Nguyễn Huệ (quận 1, Tp. HCM) bị tố chính là chủ mưu của vụ việc.

Theo tìm hiểu, công ty này vừa được thành lập ngày 31/10/2017. Modern Tech đã tuyên bố đóng cửa ngày 7/3/2018, tức chỉ hoạt động hơn 4 tháng. Trụ sở công ty hiện không hoạt động và không có nhân viên nào.

Modern Tech có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, do ông Hồ Xuân Văn là Tổng giám đốc. Ông Văn sinh ngày 20/6/1988, tại Thừa Thiên Huế. Chỗ ở hiện tại của ông Minh được khai báo trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là tại nhà A.07.02, Toà nhà Sarimi, Khu đô thị Sala (quận 2, Tp.HCM).

Dù là CEO kiêm người đại diện pháp luật của Modern Tech nhưng Hồ Xuân Văn chỉ nắm 13% cổ phần của công ty này, tương ứng góp vốn 13 tỷ đồng.

Theo giấy đăng ký kinh doanh lần đầu của Modern Tech, ngoài Hồ Xuân Văn là lãnh đạo trẻ 8X thì loạt các cổ đông khác cũng có tuổi đời rất trẻ.

Cụ thể, ông Vũ Hữu Lợi sinh năm 1979, nắm 15% vốn điều lệ công ty, tương ứng 15 tỷ đồng. Ông Hồ Phú Ty nắm 12%, tương ứng 12 tỷ đồng.

Ông Lưu Trọng Tuấn sinh năm 1985 nắm 12% vốn, tương ứng 12 tỷ đồng. Ông Huỳnh Quốc Huy sinh năm 1985 cũng nắm 12% vốn, tương ứng 12 tỷ đồng.

Bùi Ngọc Mỹ là cổ đông nữ duy nhất, sinh năm 1985, nắm 12% vốn, tương ứng 12 tỷ đồng.

Nguyễn Trung Hiếu, sinh năm 1982, nắm giữ 12% tương ứng 12 tỷ đồng. Nguyễn Đức Trọng, sinh năm 1986, sở hữu 12% vốn, tương ứng 12 tỷ đồng.

Với vai trò là cổ đông góp vốn vào công ty, các lãnh đạo trẻ này đều lần lượt nắm giữ các vị trí chủ chốt điều hành các hoạt động của Modern Tech. Tại các hội nghị của iFan, ông Vũ Hữu Lợi được giới thiệu là Giám đốc phát triển iFan quốc tế; bà Bùi Ngọc Mỹ là Giám đốc Học viện Crypto Academy Quốc tế; Nguyễn Trung Hiếu là Trưởng ban phát triển iFan Miền Đông – Tây Nguyên;…

Ngoài các cổ đông này, Modern Tech còn có sự giúp sức của Lê Ngọc Tuấn, Giám đốc Đào tạo và Phát triển Marketing Online kinh doanh quốc tế; Bùi Mộng Trang, Giám đốc truyền thông và đối ngoại…

Đáng chú ý nhất, nhiều người trong số này có liên quan đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán hàng đa cấp trước đây. Chẳng hạn như Vũ Hữu Lợi, các nạn nhân trong vụ việc tố cáo đây là một “ông trùm” trong giới đa cấp. Trên nhiều kênh truyền thông có đăng tải nhiều bài viết về sự giàu có của doanh nhân này. Ông Lợi được giới thiệu là doanh nhân triệu phú, nhân sự cấp cao của Công ty quốc tế Vision Việt Nam.

Còn Lương Huỳnh Quốc Huy thì từng tham gia Công ty TNHH Unicity Việt Nam – một công ty bán hàng đa cấp từng dính án phạt của Bộ Công Thương. Ông Huy là một nhà đào tạo bán hàng đa cấp chuyên nghiệp được Bộ Công Thương cấp chứng chỉ đào tạo viên về bán hàng đa cấp năm 2015.

Còn Hồ Xuân Văn được cho từng tham gia Công ty Bitkingdom – với khẩu hiệu “trao quyền cho cộng đồng và giúp thoát nghèo” nhưng thực chất mô hình hoạt động gần như kinh doanh đa cấp. Các nạn nhân của Bitkingdom cho biết, chiêu bài của công ty là dụ dỗ mua bitcoin của công ty, mỗi coin giá 10 triệu đồng, mỗi ngày lãi suất là 1% tương ứng tháng thu lãi 30% mà không cần phải làm gì. Hiện công ty này đã thông báo đóng cửa.

Dự án iFan được cho là đã khiến 32.000 người sập bẫy với số tiền lên tới 15.000 tỷ đồng theo lời các nạn nhân tố cáo. iFan yêu cầu nhà đầu tư phải mua lượng token (tương tự như cổ phiếu, nhưng ở dạng chuỗi mã kỹ thuật số), số lượng tối thiểu 1.000 USD, cam kết lãi suất lên tới 48%/tháng, tương ứng với mức lãi siêu khủng là 576%/năm. Đó là chưa kể việc lôi kéo được người mới tham gia còn được trích 8% giá trị vốn góp của người đó.

Theo Bạch Dương

Vneconomy

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…