VPBank có đang bị định giá quá thấp?

Quy mô, hiệu quả kinh doanh của VPBank ngang với Techcombank nhưng Techcombank lên sàn sau vài tháng đã được định giá gấp 2,8 lần. Sau một thời gian điều chỉnh trái chiều, VPBank hiện vẫn còn kém Techcombank về vốn hoá tới vài chục phần trăm.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã trở thành cái tên quá quen thuộc trên thị trường nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Không chỉ bởi là ngân hàng cổ phần tư nhân lớn nhanh như thổi trong vòng 5 năm trở lại đây về mọi mặt, từ quy mô đến vị thế, mà VPBank còn được biết đến nhiều khi thống lĩnh trên thị trường tài chính tiêu dùng – mảng còn khá mới mẻ ở Việt Nam và đem lại lợi nhuận khổng lồ cho nhà băng này suốt 3 năm qua.

Và trong vòng 1 năm trở lại đây, VPBank còn được nhắc nhiều hơn nữa khi đưa hơn 1,3 tỷ cổ phiếu VPB lên sàn niêm yết với mức vốn hoá thời điểm lúc bấy giờ tới 2,3 tỷ USD – mức rất cao, cùng triển vọng có thể đạt 10 tỷ USD trong một tương lai không xa, theo như đánh giá của các chuyên gia đến từ công ty chứng khoán Bản Việt.

Thế nhưng, sau VPBank, một ngân hàng vốn vẫn được thị trường đem ra cân đo đong đếm và đặt ngang trên bàn cân với nhà băng này là Techcombank, cũng đưa cổ phiếu lên sàn. Song, không phải mức vốn hoá 2,3 tỷ USD như “đồng nghiệp” hồi tháng 8 năm ngoái mà hơn 1,16 tỷ cổ phiếu của Techcombank được định giá lên đến 6,5 tỷ USD – mức cao gấp gần 3 lần.

Có lẽ nhiều người đã và đang đặt câu hỏi, phải chăng VPBank bị thị trường định giá quá thấp hay là bởi Techcombank quá cao?

Đầu tiên, nhìn vào hoạt động, cách đây 5 – 7 năm, VPBank và Techcombank chỉ đứng top 2 trong nhóm cổ phần tư nhân, khi đứng sau một loạt các nhà băng như ACB, Eximbank, Sacombank, MB. Nhưng với tốc độ tăng trưởng theo chiều thẳng đứng khá đều nhau, trong đó riêng từ 2015 đến nay có giai đoạn tăng tính bằng lần, thì VPBank và Techcombank nay đã dẫn đầu nhóm về doanh thu trong khi vượt xa các ngân hàng có vốn Nhà nước về khả năng sinh lời. Kết thúc năm 2017, mỗi ngân hàng lãi sau thuế hơn 6.400 tỷ đồng, ROE ở mức 27%.

Có được kết quả ấy, ngoài nỗ lực phát triển đồng đều các mảng, VPBank còn đang đặt trọng tâm vào Fe Credit, trong khi Techcombank thì cậy nhờ song song hoạt động bán lẻ và bán buôn trong đó đặc biệt là cho vay liên quan bất động sản, trái phiếu và bảo hiểm. Năm 2018, cả hai ngân hàng cùng đặt mục tiêu lãi ròng hơn 8.000 tỷ, tương đương 10.800 tỷ đồng lãi trước thuế.

VPBank có đang bị định giá quá thấp? - Ảnh 1.

5 năm trở lại đây, VPBank và Techcombank bám khá sát nhau về lợi nhuận (đồ hoạ: Hải Vân)

Song hành cùng lợi nhuận thì tổng tài sản của hai ngân hàng cũng khá sát nhau.

Tuy nhiên vốn điều lệ thì có sự thay đổi đáng kể trong 5 năm qua và tạm thời VPBank đang bỏ xa Techcombank. Nhưng thời gian tới “sao có thể đổi ngôi” vì Techcombank nếu kế hoạch nâng vốn lên gần 35.000 tỷ còn VPBank là 28.000 tỷ được triển khai theo đúng lộ trình.

VPBank có đang bị định giá quá thấp? - Ảnh 2.

Tổng tài sản và vốn điều lệ của hai ngân hàng 5 năm qua ở mức tương đồng, nhưng có thể biến động mạnh trong năm 2018 nếu các kế hoạch được hoàn tất (đồ hoạ: Hải Vân)

Về quản trị điều hành, cả hai ngân hàng có chung đặc điểm là được điều hành bởi những lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm, với các ông chủ là những doanh nhân từng làm ăn lớn ở Đông Âu về nước. Thậm chí vị Tổng giám đốc của VPBank còn từng là CEO của Techcombank, đã gắn bó với ngân hàng Kỹ Thương tới 12 năm.

Về nhân sự, Techcombank dùng chế độ đãi ngộ cao và tuyên bố sẵn sàng đi khắp thế giới để tìm kiếm người tài phục vụ ngân hàng, trong đó VPBank không nhất thiết phải cạnh tranh bằng mọi giá, mà ngân hàng kết hợp song song, bao gồm cả tuyển chọn lẫn đào tạo, với mục tiêu là mang đến cho người lao động những lợi ích lâu dài và luôn có sẵn những lớp lãnh đạo kế cận.

Và về chiến lược, cả hai ngân hàng không chỉ muốn đứng đầu về bán lẻ ở Việt Nam mà còn tầm cỡ khu vực. Song con đường đi của hai ngân hàng có điểm khác nhau đó là Techcombank muốn chọn hướng an toàn và phân tán rủi ro, trong khi VPBank muốn lợi nhuận cao và sẵn sàng đối mặt với rủi ro, với những cơ hội mới như tài chính tiêu dùng.

Trở lại câu chuyện về cổ phiếu, VPBank và Techcombank từ khi lên sàn tới nay đã có những thay đổi đáng kể, trong đó VPB tăng 30% trong vòng 10 tháng còn TCB mất 18% sau chục ngày lên sàn. Sự biến động ngược chiều này đã giúp hai ngân hàng co hẹp khoảng cách về vốn hoá hơn, còn 74 nghìn tỷ (VPB) và 104 nghìn tỷ đồng (TCB).

Và với những nền tảng về hoạt động của hai nhà băng này như phân tích ở trên, có lẽ mỗi nhà đầu tư đã có thêm chút cơ sở để đưa ra sự nhận định của riêng mình về hiện tại cũng như tương lai của cổ phiếu hai ngân hàng đang “hot” nhất nhóm cổ phần hiện nay.

Tùng Lâm

Theo Trí thức trẻ

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…