Vinafor Sài Gòn – Luôn đặt uy tín, chất lượng và quyền lợi của đối tác lên hàng đầu

Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất ASEAN, đứng thứ hai châu Á và thứ 6 trên thế giới với sản phẩm đồ gỗ đã hiện diện trên hơn 100 thị trường quốc tế. Trong thành công chung này có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp ngành gỗ, trong đó có  Công ty CP Vinafor Sài Gòn.

Chấp nhận chịu thiệt vì khách hàng

Trực thuộc Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Vinafor Sài Gòn chính thức cổ phần hóa từ năm 2006. Từ sau cột mốc quan trọng này, đơn vị liên tục có những đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xuất khẩu, góp phần khẳng định vị thế ngành gỗ Việt Nam trên trường quốc tế. Với trình độ quản lý tiên tiến, hệ thống máy móc trang thiết bị đồng bộ cùng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, Vinafor Sài Gòn đã tạo ra hàng loạt sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo các yếu tố kỹ mỹ thuật, rất được các thị trường nhập khẩu ưa chuộng như USA, Japan, Canada Angieri …Hiện nay Vinafor Sài Gòn chủ yếu tập trung vào 2 mặt hàng chủ lực là outdoor và indoor furniture vốn đang rất được thị trường ưa chuộng, mở ra nhiều cơ hội cho đơn vị trong tiếp cận và chinh phục khách hàng.

Chia sẻ về tình hình hoạt động của Vinafor Sài Gòn, đại diện Ban lãnh đạo Công ty cho biết mặc dù những năm trước đây Vinafor Sài Gòn gặp không ít khó khăn trong việc ổn định, phát triển thị trường nhưng đơn vị luôn chủ động hoạch định cho mình hướng đi đúng đắn, qua đó vẫn giữ vững thị phần tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu, nhận được nhiều sự ủng hộ của người tiêu dùng. Điển hình trong năm 2013 vừa qua, doanh thu của Vinafor Sài Gòn đạt 172 tỷ đồng; Kim ngạch XNK đạt trên 7 triệu USD;tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ trên 22 %. Thành công này có được chủ yếu nhờ vào sự ổn định ở hai thị trường xuất khẩu hàng đầu của Công ty là Mỹ và Nhật Bản.

Để giữ vững thị phần và nâng cao uy tín với các đối tác Nhật Bản, Vinafor Sài Gòn không chỉ quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm; cam kết thực hiện đúng yêu cầu của đối tác Nhật mà còn chấp nhận chịu thiệt khi giá nguyên liệu dao động, đảm bảo giao hàng đúng tiến độ. Chính từ tôn chỉ hoạt động “Đặt chữ tín, chất lượng và quyền lợi của các đối tác, khách hàng lên hàng đầu” mà Vinafor Sài Gòn luôn nhận trọn sự tin tưởng và cam kết liên kết hợp tác phát triển lâu dài của các đối tác Nhật vốn nổi tiếng khắt khe và cầu toàn.

Chia sẻ quan điểm về các đối tác Nhật, đại diện Ban lãnh đạo Vinafor Sài Gòn cho biết: “Đối tác Nhật vốn rất khắt khe về vấn đề chất lượng và chữ Tín. Khó tính là vậy nhưng một khi công ty nào đã được các đối tác nhật bản tin tưởng thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài thì xem như đơn vị đó đã được cấp “giấy chứng nhận” về uy tín, chất lượng và hoàn toàn giành được thế chủ động khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản cũng như các thị trường tiềm năng khác”.

Tăng cường liên kết để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đi vào những vòng đàm phán cuối cùng. Nếu TPP được ký kết trong năm nay sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho ngành gỗ Việt Nam, kỳ vọng đưa Việt Nam trở thành một trong những công xưởng chế biến gỗ hàng đầu thế giới, nhất là khi các quốc gia tham gia TPP đều là những thị trường có sức tiêu thụ lớn. Mặc khác, các quốc gia nằm trong khối TPP có xu hướng hỗ trợ lẫn nhau trong tiêu thụ hàng hóa, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu lớn cho ngành gỗ Việt Nam.

Tuy nhiên đi cùng cơ hội, ngành gỗ cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức. Chính vì vậy bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp trong ngành cũng cần phải chủ động nâng cao năng lực sản phẩm, mẫu mã, xây dựng chiến lược phát triển cũng như xây dựng thương hiệu, công tác marketing… để gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Về phía Vinafor Sài Gòn, ông Tô Ngọc Ngời  – Ủy viên BCH Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Tp.HCM (HAWA), Tổng Giám đốc Vinafor Sài Gòn cho biết: “Trên cơ sở xác định rõ TPP sẽ tạo tiền đề vững chắc cho Vinafor Sài Gòn phát triển,tăng kim nghạch,lợi nhuận .Vì vậy ,ngay từ bây giờ chúng tôi đã bắt tay vào mở rộng hoạt động sản xuất, đồng thời đẩy mạnh công tác maketing vào những thị trường lớn trong khối TPP với quyết tâm sẽ thâm nhập và chinh phục thành công những thị trường tiềm năng này”.

Về khả năng liên kết, chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp trong ngành gỗ nhằm tận dụng tốt mọi lợi thế, khai thác hiệu quả mọi tiềm năng thế mạnh sẵn có, ông Ngời cho biết trước đây tỷ suất lợi nhuận và doanh thu ngành chế biến gỗ rất cao nhưng càng về sau càng thấp bởi chính các doanh nghiệp trong ngành đã tự phá giá để có được đơn hàng. Chính sự cạnh tranh không lành mạnh, giành giật đơn hàng lẫn nhau giữa các doanh nghiệp vô hình chung đã làm giảm sức cạnh tranh của ngành gỗ. Mặc dù được thành lập với vai trò cầu nối, góp phần tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của ngành gỗ song cho đến thời điểm hiện nay HAWA nói riêng cũng như các hiệp hội gỗ trên cả nước nói chung vẫn chưa định hướng được hội viên của mình phát triển theo đúng mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của hiệp hội. Và hậu quả đáng tiếc nhất là tình trạng phá giá, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến. Với tư cách Ủy viên BCH Hawa, ông Ngời khẳng định: “Những hạn chế, yếu kém này sẽ được Hiệp hội rút kinh nghiệm và quyết tâm cải thiện trong thời gian tới”.

Theo : Song Thanh

Cherry Media – https://bizc.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…