Vietcombank và hàng loạt ngân hàng “giải cứu” thanh khoản cho Vietnam Airlines: 6 tháng được cấp thêm hơn 5.000 tỷ vốn vay ngắn hạn

Mặc dù nhận thêm hơn 5.000 tỷ vốn ngắn hạn cùng hàng loạt hỗ trợ, kiểm toán vẫn nhấn mạnh khả năng hoạt động liên tục trong 12 tháng tới Vietnam Airlines (HVN) sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp cũng như diễn biến của dịch bệnh.

Ghi nhận tại BCTC soát xét bán niên của Vietnam Airlines (HVN), nhiều đơn vị từ Chính phủ, Tổng Cục thuế, ACV đến các ngân hàng thương mại đã tung nhiều biện pháp hỗ trợ Công ty vượt qua giai đoạn khỏ khăn tột cùng.

Đáng chú ý, dư nợ ngắn hạn của HVN tính đến thời điểm 30/6/2020 tăng mạnh hơn 5.000 tỷ đồng so với đầu kỳ. Trong đó, Vietinbank hỗ trợ cho vay 288 tỷ đồng, Tẹchcombank cho vay 488 tỷ đồng, BIDV cấp thêm hơn 1.100 tỷ tiền vay ngắn hạn, Vietcombank đứng đầu với dư nợ tăng mạnh lên 3.200 tỷ (so với con số 769 tỷ đầu kỳ), Maritimebank cho vay hơn 303 tỷ ngắn hạn, DongABank cũng tăng dư nợ ngắn hạn từ mức 36 tỷ lên hơn 469 tỷ đồng. Các khoản vay ngắn hạn từ các ngân hàng hiện không được đảm bảo.

Vietcombank và hàng loạt ngân hàng giải cứu thanh khoản cho Vietnam Airlines: 6 tháng được cấp thêm hơn 5.000 tỷ vốn vay ngắn hạn - Ảnh 1.

Ngoài ra, gần 30.000 tỷ dư nợ dài hạn cũng được đàm phán giãn lịch trả nợ vay.

Vietcombank và hàng loạt ngân hàng giải cứu thanh khoản cho Vietnam Airlines: 6 tháng được cấp thêm hơn 5.000 tỷ vốn vay ngắn hạn - Ảnh 2.

Được biết, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư ngày 13/3/2020 quy định việc các tổ chức tín dụng, chi nhánh NHNN cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí… với các khách hàng chịu ảnh hưởng do Covid-19 bao gồm HVN. Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị 11 ngày 4/3/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho SXKD đảm bảo an sinh xã hội ứng phó Covid-19, bao gồm việc gia hàn nộp thuế và tiền thuê đất. Tổng Cục thuế cũng cho phép gia hạn, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng Covid-19 với doanh nghiệp.

Ngoài ra, đối với nghiệp vụ vận tải hàng không, Chính phủ đã có ban hành quyết định giảm 50% giá cất cánh hạ cánh… từ tháng 3 đến hết tháng 9/2020. Giảm thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay, cụ thể giảm 30% từ 3.000 VND/lít xuống 2.100 đồng/lít, ước tính HVN sẽ tiết giảm được 225 tỷ đồng chi phí nhiên liệu.

Đối tác là Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cũng hỗ trợ bằng cách giảm giá 7 dịch vụ bao gồm: dẫn máy bay giảm 50%, thang ống – thuê băng chuyền… giảm 10%, thuê văn phòng đại diện giảm 100% với các hãng dừng bay và 30% đối với hãng vẫn duy trì bay…

Mặc dù nhận thêm hơn 5.000 tỷ vốn ngắn hạn cùng hàng loạt hỗ trợ, kiểm toán vẫn nhấn mạnh khả năng hoạt động liên tục trong 12 tháng tới sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp cũng như diễn biến của dịch bệnh.

Theo kiểm toán viên, tại ngày 30/6/2020, nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines cao hơn 18.444 tỷ đồng so với tài sản ngắn hạn. Trong kỳ hoạt động 6 tháng kết thúc cùng ngày, Công ty lỗ 6.678 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 5.362 tỷ đồng.

Song song, dịch bệnh Covid-19 đã và đang tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Những điều kiện này cùng các vấn đề khác cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn có thể ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines.

Tình hình khó khăn theo nhận định ban lãnh đạo là vô cùng cấp bách, tại ĐHĐCĐ thường niên mới đây, Vietnam Airlines cho biết dự kiến cuối tháng 8 cạn tiền.

Hiện, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền đã và đang xem xét triển khai các biện pháp hỗ trợ tài chính cho Công ty để duy trì thanh khoản và hoạt động liên tục. Các biện pháp hỗ trợ bao gồm việc cấp tín dụng tối đa 4.000 tỷ đồng và cho phép Vietnam Airlines phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ.

Đại hội 2020 cũng đã thống nhất phương án vay 4.000 tỷ và tăng vốn chủ sở hữu 8.000 tỷ. Tổng Công ty đang trong quá trình đàm phán với một đối tác để hoàn thành việc ký thỏa thuận chính thức bán cổ phần một công ty liên kết, kỳ vọng việc chuyển nhượng sẽ hoàn thành trong năm nay.

Theo Nhịp sống kinh tế

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…