Vietbank xây dựng ngân hàng theo hướng phát triển lành mạnh

Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) vừa chi số tiền “khủng” 14 triệu USD, tương đương 300 tỉ đồng để đầu tư hệ thống ngân hàng lõi (core banking) mới. Trong năm 2018, VietBank sẽ tăng vốn điều lệ thêm hơn 1.000 tỉ đồng và lên sàn UPCOM.

Ông Nguyễn Thanh Nhung, Tổng giám đốc VietBank đã chia sẻ những thông tin trên trước thềm đại hội cổ đông của ngân hàng được tổ chức vào ngày 14/4 tới.

Theo tờ trình đại hội cổ đông vừa công bố, có vẻ kế hoạch tăng vốn điều lệ của VietBank nhanh hơn dự kiến?

Trước đây Ngân hàng đặt kế hoạch trong điều kiện bình thường thì trong hai năm, 2018 và năm 2019 mỗi năm ngân hàng sẽ tăng vốn thêm 500 tỉ. Riêng năm 2020 sẽ tăng vốn thêm 1.000 tỉ đồng nữa.

Hiện nay vốn điều lệ của VietBank là 3.249 tỉ đồng. Nếu theo đúng kế hoạch này thì đến năm 2020 vốn điều lệ của ngân hàng sẽ lên mức 5.300 tỉ đồng. Tuy nhiên do điều kiện thị trường đang tốt nên VietBank dự kiến sẽ tăng vốn nhanh hơn kế hoạch. Theo đó trong năm 2018 VietBank sẽ tăng vốn thêm hơn 1.007 tỉ đồng thông qua việc phát hành cổ phần cho công chúng và cho cán bộ công nhân viên.

Toàn bộ phần vốn tăng từ phát hành cổ phiếu được dự kiến sử dụng cho việc đầu tư tài sản để phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động, sinh lợi cho hoạt động kinh doanh.

Vừa qua VietBank công bố đầu tư hơn 14 triệu USD vào hệ thống ngân hàng lõi. Khi nào hệ thống này được vận hành chính thức, thưa ông?

Thời gian qua, Ngân hàng đã làm việc với Finastra – một trong những công ty hàng đầu thế giới về công nghệ và đã triển khai cho thành công cho rất nhiều ngân hàng lớn trên thế giới – để xây dựng hệ thống Core banking hoàn toàn mới với đầy đủ các chức năng.

Đến nay hệ thống Core banking mới đã xong phần kết nối, chuẩn bị chạy thử và kế hoạch là đầu năm 2019 có thể đi vào vận hành chính thức. Hệ thống Core banking mới với công nghệ hiện đại khi đi vào vận hành chính thức sẽ là nền tảng để VietBank phát triển các sản phẩm mới. Nói cách khác, khi đó sản phẩm sẽ phải chạy theo công nghệ, khác với hiện nay là công nghệ đang chạy theo sản phẩm.

Đó cũng là cơ sở để VietBank dần chuyển đổi mô hình kinh doanh, từ độc canh tín dụng qua dịch vụ. Hiện nguồn dịch vụ tại VietBank mới chiếm 3% nhưng kế hoạch đến năm 2020 nguồn thu từ dịch vụ sẽ chiếm 20% trong tổng doanh thu. Khả năng ngay trong năm nay Ngân hàng sẽ nâng nguồn thu từ dịch vụ lên 10%.

Vừa qua, VietBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt đề án tái cấu trúc giai đoạn 2016-2020. Ông có thể tiết lộ sơ về đề án này hay không? Cụ thể, VietBank sẽ tái cấu trúc những lĩnh vực nào?

Sau khi triển khai thành công theo đề án tái cấu trúc giai đoạn 1, từ 2011 -2015, đáp ứng tất cả các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về các vấn đề trọng yếu như: trở thành công ty đại chúng, không có tình trạng sở hữu chéo, tỉ lệ nợ xấu đưa về ngưỡng dưới quy định…Theo Quyết định 1058 của Ngân hàng Nhà nước, tất cả các ngân hàng đều phải xây dựng lại phương án, cơ cấu lại hoạt động trong giai đoạn 2, từ 2016-2020. Căn cứ Quyết định trên, VietBank đã tự xây dựng đề án hướng đến xây dựng Ngân hàng TMCP phát triển lành mạnh.

Theo đề án này, ngoài việc tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính như đã trình bày ở trên, VietBank còn đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản mỗi năm 30% để nâng tổng tài sản lên mức 100.000 tỉ vào năm 2020. Ngoài ra, NH còn nâng cao công tác quản trị rủi ro, chuẩn bị ngay từ bây giờ để đáp ứng Thông tư 41 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 2020, phấn đấu để đạt Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn.

Hiện VietBank nằm trong nhóm Ngân hàng lành mạnh, nợ xấu chỉ ở mức 1,2%, thấp hơn rất nhiều so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước. Số nợ xấu bán cho Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) chỉ khoảng 200 tỉ, nếu mua hết nợ từ VAMC về thì tổng nợ xấu của Ngân hàng chỉ khoảng 1,3-1,4%.

Định hướng về chiến lược phát triển sắp tới của ngân hàng ra sao, có thay đổi gì so với hiện nay để tăng sức cạnh tranh hay không?

Với quy mô như hiện nay là 95 điểm giao dịch, đến năm 2020 VietBank nâng lên 150 chi nhánh. Vietbank sẽ tăng mạng lưới liên kết, liên kết với ngân hàng khác, liên kết với khách hàng và những công ty cung cấp giải pháp thanh toán. Lúc đó Ngân hàng không phải lo phải có điểm giao dịch ở những vùng sâu, vùng xa để khách hàng thanh toán mà đã có các công ty thực hiện giải pháp thanh toán.

Khi đó lượng khách hàng sẽ không còn bị phụ thuộc, co cụm vào mạng lưới, quy mô nữa. Ở TP.HCM nhưng VietBank có thể có khách hàng tận Lào Cai. Về phía Ngân hàng cũng sẽ tiết giảm được chi phí rất lớn như tiền thuê trụ sở, nhân viên,… từ đó tăng hiệu quả hoạt động.

Năm 2018 VietBank đặt kế hoạch lợi nhuận ra sao. Khi nào VietBank sẽ niêm yết trên sàn?

Năm 2017, VietBank đạt lợi nhuận trước thuế 263 tỉ đồng, tăng 193 tỉ so với năm 2016 và vượt kế hoạch 228 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế cả năm 2017 đạt 262,5 tỉ đồng, đã bù hết các khoản lỗ lũy kế từ những năm trước.

Năm 2018, VietBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 300 tỉ đồng, tăng 14% so với hiện nay.

Định hướng trong năm 2018 và những năm sắp tới, VietBank sẽ đẩy mạnh phát triển thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt. Về kế hoạch niêm yết, trước mắt VietBank sẽ tăng vốn điều lệ đợt 1 với mức tăng là 500 tỉ đồng và lên sàn UPCOM. Chậm nhất năm 2020, ngân hàng sẽ niêm yết trên sàn HOSE.

 A.D

Theo Nhịp sống kinh tế

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…