Việt Phủ Thành Chương trên sóng truyền hình Mỹ

Cách trung tâm Hà Nội 40km, Việt Phủ Thành Chương từ dự án cá nhân trở thành “bảo tàng” lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống.

Mới đây trên sóng chương trình Destination phần riêng về Hà Nội của đài CNN (Mỹ), Việt Phủ Thành Chương  – một tổ hợp kiến trúc văn hóa được giới thiệu tới khán giả thế giới. Dưới đây là bài viết về điểm đến này của hai phóng viên Dan Tham và Kate Springer đăng tải trên chuyên trang CNN Travel:

Bao quanh bởi các ao sen, những cây đa cây đề tỏa bóng xanh mát, Việt Phủ Thành Chương là một trong những điểm đến đậm chất văn hóa nhất ở Việt Nam. Nằm trên ngọn đồi tựa lưng vào một nhánh của núi Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, ngoại ô Hà Nội, Việt Phủ sẽ là nơi kể cho bạn nghe về những câu chuyện văn hóa, lịch sử Việt Nam thông qua các tác phẩm kiến trúc, điêu khắc, hội họa…

Việt Phủ Thành Chương sóng truyền hình Mỹ

Việt Phủ Thành Chương sóng truyền hình Mỹ

Là một phần của dự án bảo tồn, rất nhiều di tích, di vật cổ tìm thấy ở khắp Việt Nam của các dân tộc khác nhau đều được thu thập về Việt Phủ, trưng bày tại khu nhà cổ và cây cầu đá 500 năm tuổi này.

“Bạn sẽ nhìn thấy mọi thứ ở nơi này, từ các khoảng không gian, bầu không khí tới sinh thái, kiến trúc và nghệ thuật. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp nhưng con người luôn hướng tới chân, thiện, mĩ”, họa sĩ Thành Chương chia sẻ với CNN Travel.

Một dự án tâm huyết

Việt Phủ Thành Chương ban đầu là một dự án cá nhân, hiện nay đã trở thành điểm tham quan nhiều khách biết tới.

“Cha tôi là một người rất đam mê di sản dân gian Việt Nam. Ông hiểu biết rất nhiều về phong tục, tập quán, lễ hội cũng như các hoạt động khác của người Việt. Khi còn nhỏ, tôi đã có ảnh hưởng lớn từ cha”.

Việt Phủ vốn là một chốn riêng tư, nơi mà họa sĩ Thành Chương và gia đình ông bảy tỏ sự trân trọng với nghệ thuật Việt Nam. Sau này, họa sĩ đã quyết định chia sẻ, mở cửa nơi này cho mọi người cùng thưởng thức.

“Việt Nam phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh từ hàng nghìn năm về trước. Điều đó cho thấy có những khoảng thời gian trong lịch sử dân tộc mà các giá trị văn hóa truyền thống từng bị phá hủy. Tuy nhiên việc bảo tồn không đúng cách có tác động tiêu cực không kém so với chiến tranh, thiên tai hay ý thức kém. Nhiều di tích, cổ vật bị phá bỏ để thay thế vào đó là những công trình hiện đại. Tôi thật sự thấy khó hiểu”, họa sĩ Thành Chương chia sẻ.

Một góc nhỏ của Việt Phủ Thành Chương. Ảnh: CNN.

Một góc nhỏ của Việt Phủ Thành Chương. Ảnh: CNN.

Khám phá những vùng đất

Mở cửa cho khách tham quan từ năm 2009, khu tổ hợp của những gốc đa, đề xum xuê cành lá, những cây cầu đá, miếu, vọng lâu… nhanh chóng trở thành một nơi hấp dẫn cả du khách và người dân Hà Nội.

Khi dạo bước qua những khu vườn, nhà, mỗi nơi sẽ để lại một cảm giác riêng, đặc trưng cho từng nhóm dân tộc hay nét văn hóa khác nhau. Ví như khi tới khu vực nhà sàn – biểu tượng cho đời sống của người Mường, một nhóm dân tộc sống chủ yếu ở phía tây nam Hà Nội.

Theo họa sĩ Thành Chương: “Tổ tiên chúng tôi là những người nông dân, dành cả cuộc đời sống dưới lũy tre làng. Văn hóa của chúng tôi chính là văn hóa trồng trọt. Bản chất văn hóa của chúng tôi là những gì rất thuần khiết, đơn giản, mộc mạc và thân thiện. Với tôi thì đó chính là cội nguồn của dân tộc Việt Nam”.

Tiếng nói của nghệ thuật

Trong những phòng trưng bày bạn sẽ tìm thấy rất nhiều bộ sưu tập tranh, gốm, sứ, tượng, đồ cổ và cả tác phẩm của họa sĩ Thành Chương. Trong đó có một bức tranh gây ấn tượng mạnh lấy cảm hứng từ chính dân gian Việt Nam, về truyền thuyết con rồng cháu tiên. Họa sĩ chia sẻ bức tranh đó thể hiện tinh thần, đam mê của ông trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc cho những thế hệ sau.

Trải qua nhiều năm, Việt Phủ Thành Chương đã trở thành một điểm lý tưởng để biểu diễn múa rối nước và âm nhạc dân gian. Múa rối nước là một trong những loại hình nghệ thuật cổ nhất của Việt Nam thể hiện chính lối sống thường ngày của người dân xưa. Ông tổ của môn nghệ thuật này là thiền sư Từ Đạo Hạnh – người đã sáng chế ra múa rối nước ở chùa Thầy, Quốc Oai, Hà Nội.

Họa sĩ Thành Chương cho biết ông xây dựng nên nơi này để bảo tồn chính những vẻ đẹp tinh thần trong lối sống, văn hóa xưa của Việt Nam.

Hương Chi (theo CNN)

Theo : vnexpress.net

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…