Việt Nam phản đối Trung Quốc xây trạm nghiên cứu ở Trường Sa

Liên quan tới thông tin Trung Quốc xây trạm nghiên cứu tại đá Subi và đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 26-3 đã lên tiếng phản đối.

Đá Subi – Ảnh: AMTI

Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ theo hình thức trực tuyến ngày 26-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định mọi hoạt động tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đều phải có sự cho phép của Việt Nam.

“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại hai quần đảo này phải có sự cho phép của Việt Nam”, bà Thu Hằng nói.

Liên quan tới việc Trung Quốc công bố xây dựng các cơ sở mới, cụ thể là hai trạm nghiên cứu đặt ở Subi và Chữ Thập, người phát ngôn nói: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực, cũng như nỗ lực của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc”.

Tuần trước, Tân Hoa xã cho biết Trung Quốc đã xây dựng hai “trạm nghiên cứu” mới tại đá Chữ Thập và đá Subi, hai thực thể Biển Đông bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Dư luận quốc tế cho rằng đây là động thái cho thấy Trung Quốc đang tiếp tục thúc đẩy kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm mục tiêu chiếm trọn Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế.

Thông tin của Tân Hoa xã nói cả hai trạm nghiên cứu trên đều được trang bị hệ thống giám sát dùng cho các dự án bảo tồn.

Theo đó, quân đội Trung Quốc cũng đã xây dựng một số hệ thống giám sát thời gian thực trên đá Chữ Thập, được cho nhằm phục vụ bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái thực vật và nước ngọt.

Đối với đá Subi, trạm nghiên cứu đã “hoàn thành thiết kế dự án của hệ thống quan sát” cho mục đích phòng chống thảm họa địa chất và bảo tồn nước ngọt.

Ngày 26-3, cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao phải tổ chức theo hình thức trực tuyến để đảm bảo an toàn trước bối cảnh dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19).

Tại cuộc họp báo, người phát ngôn Thu Hằng cũng nhận một câu hỏi về sự kiện Đài Loan diễn tập bắn đạn thật ở đảo Ba Bình, một thực thể nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam

Theo người phát ngôn, đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và phức tạp tình hình Biển Đông.

Vì vậy Việt Nam kiên quyết phản đối và đề nghị Đài Loan không được lặp lại hành động tương tự.

Theo tuoitre.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *