Việt Nam đặt mục tiêu gia nhập Top 10 nước hàng đầu thế giới về công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản

Vừa qua tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc với chủ đề “Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp”. Hội nghị nhằm đánh giá thực trạng, xác định giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và cơ giới hóa trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với chương trình khoa học – công nghệ quốc gia.  

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến “Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp”

Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết giai đoạn 2013 – 2019, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của nước ta đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt khoảng 5 – 7%/năm. Công nghiệp chế biến nông sản phát triển đã góp phần thay đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh, bình quân 8-10% trong nhiều năm qua. Riêng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 41,3% tỷ USD, xuất khẩu tới hơn 186 nước và vùng lãnh thổ.

Ngoài ra công nghiệp chế biến nông sản phát triển cũng góp phần quan trọng vào tăng trưởng các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Duy trì 8 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 4 mặt hàng đạt kim ngạch trên 3 tỷ USD. Đến nay, Việt Nam đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến bảo quản nông sản với khoảng 7.500 cơ sở quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu. Riêng trong hai năm 2018 – 2019, đã có 30 dự án lớn về chế biến nông lâm thủy sản với số vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD. Chế biến nông lâm thủy sản đã giải quyết việc làm trực tiếp cho khoảng 1,6 triệu lao động với mức thu nhập bình quân từ 5 – 7 triệu đồng/tháng; góp phần to lớn cho xóa đói giảm nghèo ở nông thôn và xây dựng Nông thôn mới.

Về cơ giới hóa nông nghiệp, đến nay trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt khoảng 2,4 mã lực/ha canh tác. Đối với cây lúa, đến năm 2019, cả nước có số lượng máy kéo tăng 48%, máy gặt đập liên hoàn tăng 79%, máy sấy nông sản tăng 29%. Nhiều khâu sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa, một số khâu đạt mức độ cao. Cả nước hiện có hơn 7.800 doanh nghiệp cơ khí (có 95 doanh nghiệp có vốn trên 500 tỷ đồng), gần 100 cơ sở chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đồng thời chỉ ra những thách thức mà ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam phải đối mặt như: ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu; quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ; nguyên liệu phục vụ chế biến chất lượng thấp, không đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam thấp, các nguồn lực về vốn, công nghệ, nhân lực, năng lực quản trị và hội nhập…còn kém; ngành công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics trong nước chưa phát triển…

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đưa Việt Nam gia nhập Top 10 nước hàng đầu thế giới về công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản vào năm 2030; là trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu và có đủ năng lực chế biến, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp với tốc độ tăng giá trị hàng nông sản qua chế biến sâu đạt 7-8%/năm. Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Việt Nam phải đẩy mạnh nâng cao năng lực công nghiệp chế biến nông sản và thúc đẩy cơ giới hóa trong nông nghiệp. Đây được xác định là nội dung căn bản góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho nông sản, trong đó, chú trọng tập trung phát triển các cụm liên kết sản xuất – chế biến và tiêu thụ nông sản tại các địa phương, các vùng có sản lượng nông sản lớn, thuận lợi giao thông, lao động, logistics, có tiềm năng trở thành cực động lực tăng trưởng cho cả khu vực.

Song song đó nước ta cũng phải chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trang thiết bị chế biến để sản xuất ra sản phẩm phong phú về chủng loại, giá trị gia tăng cao, hạ giá thành và có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Phát triển cơ sở chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản phải đảm bảo yêu cầu có trình độ công nghệ tiên tiến và quy mô phù hợp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho chế biến nông sản. Đồng thời, thúc đẩy hệ thống logistics phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản một cách đồng bộ, chuyên nghiệp.

Theo BizC.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *