Vì sao sông Amazon dài hơn 6.000 km không có cầu bắc ngang?

Dù dòng Amazon trải dài từ dãy Andes tới Đại Tây Dương qua nhiều quốc gia Nam Mỹ, không nơi nào xây dựng cầu qua sông.

Nằm ở Nam Mỹ, sông Amazon là một trong những dòng sông dài nhất thế giới. Ngôi vị quán quân “của nó” chưa được thế giới công nhận, dù một nhóm các nhà khoa học Brazil và Peru từng công bố sông Amazon có chiều dài 6.800 km, dài hơn sông Nile (6.695 km) tới 105 km, theo National Geographic vào 2007.

Thượng nguồn của Amazon vẫn là một ẩn số đối với các nhà khoa học. Ảnh: Pinterest.

Thượng nguồn của Amazon vẫn là một ẩn số đối với các nhà khoa học. Ảnh: Pinterest.

Dòng Amazon có lưu vực chảy qua một khu rừng rậm rộng lớn, với những thác nước đẹp đến mức nghẹt thở hay loài cá heo nước ngọt lớn nhất thế giới… Thế nhưng, điều khiến con sông này đáng nhớ hơn cả chính là thứ nó không có: một cây cầu.

Xây cầu cho ai

Xuất phát từ thượng nguồn trên dãy Andes cho tới Đại Tây Dương, Amazon chính là dòng sông dài nhất thế giới không có cầu bắc ngang. 25 triệu người sống bên bờ sông từ làng quê hẻo lánh cho tới đô thị sầm uất ở Brazil, Peru hay Colombia, đều có một điểm chung: muốn qua sông phải đi thuyền hoặc bắt phà.

Không có con đường nào bắc ngang Amazon, lưu vực của nó lớn đến mức gần như chia Nam Mỹ làm đôi. Ảnh: Pinterest.

Không có con đường nào bắc ngang Amazon, lưu vực của nó lớn đến mức gần như chia Nam Mỹ làm đôi. Ảnh: Pinterest.

Xuyên suốt chiều dài của mình, Amazon không có nơi nào quá hẹp hoặc quá rộng để bắc cầu – trong mùa khô. Nhưng vào mùa mưa, nước sông dâng cao hơn 9 mét, và những đoạn sông rộng 4,8 km có thể biến thành 48 km trong vài tuần. Lớp phù sa mềm bồi đắp hai bên bờ không ngừng sạt lở, lòng sông thường đầy đất đá vụn – gồm cả những mảng rừng trôi nổi được gọi là matupás có khi rộng tới 4 hecta. Amazon mùa mưa thực sự đem đến ác mộng cho những kỹ sư xây dựng.

Tuy nhiên, lý do thực sự dẫn đến sự vắng bóng của những cây cầu rất đơn giản: Lưu vực Amazon có rất ít đường sá để kết nối với những cây cầu. Ngoài một số thành phố lớn, dân cư của những khu rừng rậm rất thưa thớt và tự thân dòng sông là một đường cao tốc của người dân trong vùng. Macapá, nằm trên bờ bắc của châu thổ sông Amazon, là một thành phố có nửa triệu người sinh sống, nhưng không có một con đường nào kết nối với phần còn lại của Brazil. Nếu bạn thuê xe ở đó, bạn chỉ có một hướng duy nhất để lái là về phía bắc, tới lãnh thổ hải ngoại Guiana của Pháp.

Những bến tàu của Macapá luôn tấp nập thuyền phà. Ảnh: AP.

Những bến tàu của Macapá luôn tấp nập thuyền phà. Ảnh: AP.

Cây cầu đầu tiên

Trong nhiều năm trở lại đây, giao thông đường thủy giữa Manaus, Brazil với thị trấn Iranduba gần đó bị tắc nghẽn với những chuyến phà đông đúc. Vé phà giá khoảng 30 USD một hành khách.

Vào năm 2010, chính phủ Brazil xây một cây cầu dây văng nối giữa hai thành phố. Về mặt kỹ thuật, cây cầu này không đi qua dòng chảy chính của Amazon mà bắc qua một nhánh sông phụ lớn nhất của nó, Rio Negro. Do đó, đây là cây cầu đầu tiên của hệ thống sông Amazon, người dân rất vui mừng khi công trình này khánh thành. Tuy nhiên, những nhà môi trường học không có thiện cảm với cây cầu mới của Manaus hay dự án đường cao tốc, bởi những công trình này là bước đầu tiên để phát triển Amazon – song song với hoạt động phá rừng. 

Theo Condé Nast Traveler

Theo : vnexpress.net

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…