Vẫn quyết tâm bám trụ thị trường ngách, Miliket đạt tăng trưởng doanh thu 11% trong 6 tháng

Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng cao khiến biên lợi nhuận của công ty sụt giảm. Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng trưởng vỏn vẹn 3%.

 Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa-Miliket (CMN: UpCOM) đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2018 với mức doanh thu thuần đạt 140 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng mạnh hơn mức tăng trưởng doanh thu dẫn tới biên lợi nhuận gộp của công ty bị sụt giảm, đạt 23 % (giảm 2% so với Q2/2017). Lợi nhuận gộp tương ứng đạt 32,7 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính tăng 2,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên cùng với sự tăng trưởng doanh thu. Kết quả là, trừ đi các khoản chi phí và thuế, Miliket thu về 6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, xấp xỉ với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của công ty đạt mức 293 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 300 triệu đồng so với cùng kỳ, lên mức 11,3 tỷ đồng (+1%).

Vẫn quyết tâm bám trụ thị trường ngách, Miliket đạt tăng trưởng doanh thu 11% trong 6 tháng - Ảnh 1.

Tính đến hết Q2/2018, Miliket có mức tổng tài sản đạt 205 tỷ đồng, giảm gần 17 tỷ đồng so với số dư đầu năm. Mức giảm này tương đương với số tiền mà Miliket đã chi ra để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông hồi giữa tháng 5. Trong năm nay, công ty đã chuyển đổi cơ cấu tài sản từ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn sang đầu tư dài hạn. Cụ thể, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 60 tỷ đồng xuống 21,6 tỷ đồng, còn khoản đầu tư dài hạn tăng lên 65 tỷ đồng.

Mililket không sử dụng nợ vay, nợ phải trả của công ty chủ yếu nằm ở các khoản phải trả người bán ngắn hạn, phải trả người lao động và chi phí phải trả ngắn hạn khác.

Colusa – Miliket là công ty sở hữu sản phẩm mì gói “vang bóng một thời” Miliket. Thế nhưng, kể từ khi thị trường này có sự xuất hiện của nhiều thương hiệu trong và ngoài nước, hình ảnh của Miliket bỗng dần dần biến mất. Bao bì 2 con tôm trên giấy gói kiểu “xi măng” phải nhường chỗ cho những bao bì bắt mắt của các thương hiệu mới như Masan, Acecook hay Asia Food…

Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ lắm tiền nhiều của, Miliket vẫn tìm được chỗ đứng cho riêng mình, đó là tập trung vào phân khúc nông thôn, những người thu nhập thấp và phân phối sản phẩm cho các quán lẩu, chứ không bán rộng khắp.

Nhờ vào chiến lược tập trung của mình, Miliket vẫn có xây dựng được tập khách hàng riêng và có thể “sống khỏe” trên thị trường. Nếu giữ được tốc độ doanh thu tăng trưởng như hiện nay, doanh thu năm 2018 của Miliket có thể đạt 600 tỷ đồng, mức cao nhất trong lịch sử doanh nghiệp.

Mai Ngọc

Theo Trí thức trẻ

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…