Từng bị Grab đáng bại, ComfortDelGro Savico Taxi sẽ sáp nhập với Vinaxuki để hồi sinh?

Đại diện Vinataxi một lần nữa khẳng định doanh nghiệp này đang có kế hoạch sáp nhập với Savico Taxi. Thậm chí, thương vụ còn được tính vào kế hoạch kinh doanh của Vinataxi ngay trong năm nay.

Thị trường taxi truyền thống thời gian trở lại đây liên tục vấp phải khó khăn từ việc xuất hiện của doanh nghiệp ngoại là Grab. Nhiều doanh nghiệp theo đó điêu đứng, kết quả kinh doanh lao dốc. Điển hình, Vinasun hay Taxi Mai Linh cùng báo lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng nhiều quý liền, thậm chí phải sa thải lượng lớn nhân viên và bán xe nhằm cân đối dòng vốn.

Không dừng lại, một đơn vị đã phải đi đến việc đóng cửa trước áp lực cạnh tranh ngày một lớn – Savico Taxi. Mới đây vào khoảng cuối tháng 3/2018, Savico (SVC) cùng với đối tác ComfortDelgro đã hoàn tất việc tái cấu trúc hoạt động kinh doanh taxi tại ComfortDelgro Savico Taxi, việc xử lý đảm bảo được mục tiêu bảo toàn vốn góp của các bên. Lúc bấy giờ, Công ty này cũng đã tạm ngưng hoạt động kinh doanh taxi, đang nghiên cứu để tìm cơ hội kinh doanh phù hợp. Trước đó, ngày 16/3, ComfortDelGro, công ty vận tải taxi lớn nhất Singapore cho biết hãng taxi ComfortDelGro Savico Taxi đã sáp nhập với VinaTaxi như một phần chiến lược tái cấu trúc nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh taxi của hãng tại Tp.HCM.

Và, tại ĐHĐCĐ thường niên 2018 của Tracodi (TCD) mới đây, đại diện Vinataxi một lần nữa khẳng định doanh nghiệp này đang có kế hoạch sáp nhập với ComfortDelgro Savico Taxi. Thậm chí, thương vụ còn được tính vào kế hoạch kinh doanh của Vinataxi ngay trong năm nay.

“Thực ra lợi nhuận 7,7 tỷ của Vinataxi được xây dựng trên con số xe triển khai là 300-400 xe, và căn cứ trên việc có kế hoạch M&A với Savico taxi”, vị này nói.

Những người cùng khổ

Về ComfortDelGro Savico Taxi, Công ty là đơn vị liên doanh giữa Savico và tập đoàn ComfortDelGro Corporation Limited, trong đó Savico nắm giữ 40% vốn điều lệ. ComfortDelGro Savico Taxi được hình thành từ tiền thân là Xí nghiệp Taxi Du lịch Savico (S.Taxi), một đơn vị trực thuộc Savico chuyên hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hành khách công cộng bằng taxi từ tháng 8/1996 đến 31/5/2005, là đơn vị đi tiên phong trong việc đưa ra mô hình xe taxi 7 chỗ phục vụ hành khách, đồng thời là đơn vị đầu tiên trong ngành vận tải taxi đạt chứng chỉ ISO 9001-2000.

Trước khi gặp phải áp lực từ hãng taxi công nghệ, ComfortDelGro Savico Taxi cũng đã có những khó khăn trong quá trình đầu tư mới. Năm 2013, tiếp tục thực hiện cơ cấu đoàn xe, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, kết quả doanh thu bán hàng và dịch vụ Công ty có tăng 15% so với năm 2012, tuy nhiên do là giai đoạn đầu của chu kỳ đầu tư mới nên chi phí đầu tư đã ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của đơn vị.

Và khi vừa có lợi nhuận để bù đắp lỗ lũy kế trước đó thì Công ty lại chịu sự cạnh tranh thị phần gay gắt từ Grab và Uber. Theo BCTC hợp nhất Savico năm 2017, đóng góp từ ComfortDelgro Savico Taxi chỉ vỏn vẹn 235 triệu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong khi năm 2016, con số này đạt gần 3,3 tỷ đồng và năm 2015 đạt 7 tỷ đồng.

Còn Vinataxi ,đây là công ty liên doanh giữa Tracodi và Tecobest (HongKong) được thành lập năm 1992, trong đó Tracodi hiện nắm giữ 30% vốn điều lệ. Đến năm 2003, đối tác nước ngoài chuyển quyền quản lý vốn tại Vinataxi cho ComfortDelGro, một trong những đơn vị dẫn đầu ngành kinh doanh vận tải tại Singapore. Đây cũng là đơn vị đang liên doanh với Savico trong lĩnh vực taxi.

Không chỉ ComfortDelGro Savico Taxi, Vinataxi cũng là “nạn nhân” của cuộc chiến nội ngoại trên, khi mà kết thúc năm 2017, doanh thu Vinataxi đóng góp cho Tracodi giảm mạnh về 48,7 tỷ đồng, chỉ thực hiện được 49,8% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế là 1,23 tỷ đồng, chỉ đạt 9,87% so với kế hoạch.

Theo giải trình từ phía Tracodi, năm qua do thiếu hụt tài xế nên kế hoạch duy trì mức 400 xe không đạt được, số xe taxi cũng dưới mức 300 xe, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận sụt giảm. “Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Vinataxi năm 2017 chịu ảnh hưởng lớn do sự cạnh tranh từ các loại hình taxi mới như Uber, Grab. Ngoài ra, Công ty cũng gặp khó khăn về biến động tài xế, thiếu hụt lao động dẫn đến khó khăn trong kế hoạch tăng số lượng xe”, người cầm cương Tracodi phân trần.

Về chung nhà, có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết

Mất khách hàng, mất thị phần dẫn đến mất doanh số, đó là bài toán chung cho các hãng taxi hiện nay. Như vậy, không thể đi ngoài thị trường, Vinataxi đang lên kế hoạch đầu tư công nghệ cho hãng. Đặt kế hoạch cho năm 2018, Tracodi cho biết sẽ tăng lượng ngân sách chi cho Vinatxi. Mặt khác, Tracodi “tiết lộ” cũng đã có thương thảo với đối tác nhằm niêm yết Vinataxi lên sàn, nếu không hiệu quả Tracodi cũng đã tính đến đường thoái vốn.

Liên quan đến công nghệ, Vinasun từ những năm đã sớm tung ra nhiều sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Grab, tuy nhiên đến nay vẫn là một cuộc chiến không cân sức. Kế hoạch thời gian đến, Vinasun cho biết sẽ phát triển ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt và đa dạng hóa mô hình hợp tác kinh doanh. Bên cạnh đó, Vinasun cũng điều chỉnh doanh thu của phương thức nhượng quyền, tỷ lệ ăn chia đối với xe tự doanh và chiết khấu đối với khách hàng. Hay một hãng nội địa khác, Taxi Thành Công cũng vừa ra mắt sản phẩm Thành Công App “Minh bạch lộ trình, biết trước giá cước” vào cuối năm 2017, đây được xem là bước đi tiếp theo trong nỗ lực giữ, giành thị phần vận chuyển hành khách.

Trở lại với câu chuyện ComfortDelGro Savico Taxi “sát cánh” cùng Vinataxi, bên cạnh hiệu suất hoạt động, một rủi ro đáng bận tâm đối với bài toán quản lý nhân sự. Chính việc sụt giảm tài xế cũng khiến Vinataxi gặp nhiều khó khăn trong năm qua, theo chia sẻ từ người nội bộ. Do đó, việc duy trì đủ số lượng cũng như chất lượng tài xế là nhiệm vụ trọng tâm của Vinataxi, nhằm hướng đến mục tiêu doanh thu 85 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 8 tỷ đồng dựa trên số xe trung bình là 330 xe.

Một người trong ngành cũng từng cảnh báo rủi ro mất nhân sự taxi, trên vai trò nguyên là Tổng Giám đốc Taxi Mai Linh những năm 2007-2009, ông Trần Bằng Việt, hiện là CEO DongA Solutions, cho biết câu chuyện nhân sự taxi bây giờ đã thay đổi 180 độ, tức đến lúc công ty cần tài xế! Theo ông, vấn đề nhân sự là câu chuyện chung của bất kỳ loại hình công ty nào, nhưng với những hãng taxi thì câu chuyện hoàn toàn khác.

Bởi, lĩnh vực này việc cạnh tranh nhân lực tài xế lái xe (về kinh nghiệm, kỹ năng…) vẫn luôn gay gắt. Và không còn như trước kia, tài xế cần công việc, áp lực trước mô hình kinh doanh có 5% nhân sự sẵn sàng thay thế; mà hiện nay công ty cần tài xế. Do đó, tính kỷ luật của nhân lực đang đứng trước rủi ro suy giảm. Chưa kể, thời gian để đào tạo được một tài xế đảm đương được công việc rất lâu.

Tựu trung lại, tình hình giảm sút nghiêm trọng doanh số, tài xế của các hãng taxi nội địa là thực trạng chung trong những năm gần đây và sẽ còn tiếp diễn, khi mới đây Uber đã hoàn tất thâu tóm Grab, dự báo một sức cạnh tranh còn lớn hơn, tàn khốc hơn.

Bảo An

Theo Trí thức trẻ

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…