Trước thềm ĐHĐCĐ, nhìn lại những thay đổi của Vietnam Airlines trong một năm qua

Trong chiến lược và định hướng phát triển dài hạn đến năm 2020, Vietnam Airlines đặt mục tiêu tiếp tục khẳng định vị thế chủ lực của Hãng Hàng không Quốc gia trên thị trường trong nước và tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, trở thành hãng hàng không có tầm cỡ tại khu vực Đông Nam Á.

Ngày 10/5 tới đây, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán HVN) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2018 sau hơn một năm niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch UpCom. Với một năm tăng trưởng ấn tượng đi cùng những chiến lược kinh doanh đầy táo bạo đã và sắp được hé lộ, đây là một trong những kỳ đại hội được giới nhà đầu tư chờ đợi nhất trong mùa ĐHĐCĐ năm nay.

Doanh thu và lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Năm 2017, Vietnam Airlines và các hãng hàng không thành viên (gồm Jetstar Pacific, VASCO) thực hiện gần 140 nghìn chuyến bay an toàn, vận chuyển 22 triệu lượt khách. Vận chuyển hàng hóa đạt 323,3 nghìn tấn, tăng 8,9 so với năm 2016.

Tổng doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines đạt 88.962 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất trước thuế chạm mốc kỷ lục trên 3,155 tỷ đồng, vượt 92% kế hoạch và tăng 26,2% so sánh cùng kỳ. Trong đó, Công ty mẹ ước đạt 64,920 tỷ đồng tổng doanh thu và 1.911 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 8% so với năm 2016. Tổng các khoản nộp ngân sách (hợp nhất) đạt 5.533,4 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ đạt 1.578 tỷ đồng (bao gồm cổ tức của cổ đông nhà nước).

Kết quả ấn tượng trên của Vietnam Airlines có được từ định hướng phát triển đội tàu bay hiện đại, mạng đường bay rộng khắp, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương và đa phương, xúc tiến thương mại.

Không ngừng mở rộng quy mô, tăng vốn điều lệ, giảm sở hữu Nhà nước

Việc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UpCom được coi là dấu ấn quan trọng trong toàn bộ tiến trình đại chúng hóa VNA, giúp Vietnam Airlines tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, tăng cường tính minh bạch trong công bố thông tin cũng như củng cố thương hiệu trên thị trường.

Vietnam Airlines cũng dự kiến chào bán 371.533.127 quyền mua cổ phần HVN, thuộc sở hữu của Bộ Giao thông Vận tải (1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền, 100 quyền mua được mua 15,5753 cổ phần phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ). Số lượng này tương ứng quyền mua hơn 57,8 triệu cổ phần Vietnam Airlines. Ước tính Bộ Giao thông sẽ thu về tối thiểu 2.238 tỷ đồng từ thương vụ này.

Cùng với đó, Vietnam Airlines cũng thông báo phát hành cổ phiếu ra công chúng với số lượng đăng ký chào bán 191.191.377 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu có tên trong danh sách tại ngày chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Khối lượng vốn cần huy động là hơn 1.911 tỷ đồng với mục đích huy động vốn là bổ sung vốn điều lệ để thực hiện đầu tư dự án mua máy bay và tăng vốn lưu động.

Liên quan đến việc tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá, rút bớt vốn Nhà nước tại Vietnam Airlines, ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines từng cho biết: “Chúng tôi được chỉ đạo mục tiêu giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty xuống còn 51% đến năm 2020”.

Và ngay trong quý II năm nay, HVN sẽ chuyển từ sàn UPCoM sang niêm yết trên HOSE.

Tham vọng vẫn còn ở phía trước

Liên quan đến cổ đông chiến lược, bên cạnh đối tác chiến lược hiện nay là Tập đoàn ANA Holdings Inc của Nhật Bản, HVN đang có kế hoạch tìm thêm đối tác chiến lược để bán vốn hoặc bán quyền mua trong đợt phát hành thêm. Mục tiêu là giảm tỷ lệ sở hữu của Cổ đông nhà nước xuống còn 51% cuối năm 2019 theo quy định.

Ông Dương Trí Thành, CEO của Vietnam Airlines cho biết Vietnam Airlines đang lên kế hoạch bán tiếp cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược và “việc bán cổ phần sẽ cho phép Vietnam Airlines tiếp tục triển khai kế hoạch đầy tham vọng nhằm mở rộng và nâng cấp đội tàu bay cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung”.

Trong chiến lược và định hướng phát triển dài hạn đến năm 2020, Vietnam Airlines đặt mục tiêu tiếp tục khẳng định vị thế chủ lực của hãng hàng không quốc gia trên thị trường trong nước và tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, trở thành hãng hàng không có tầm cỡ tại khu vực Đông Nam Á.

Riêng trong năm 2018, tại kỳ ĐHCĐ lần này, Vietnam Airlines cũng dự kiến trình Đại hội cổ đông các con số, cụ thể sẽ vận chuyển 24,3 triệu lượt khác, tăng 10,9%, hành khách luân chuyển đạt 38,5 triệu khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ. Doanh thu tổng công ty dự kiến đạt 97.073 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2017, lợi nhuận hợp nhất ở mức 2.421 tỷ đồng.

Đối với thị trường quốc tế, Vietnam Airlines đặt kế hoạch tăng trưởng tải 10%, duy trì thị phần và giữ vững vị thế tại các thị trường quốc tế đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Trong khi đó, thị trường nội địa, Vietnam Airlines dự kiến tăng tải 10-12% so năm 2017 nhằm duy trì thị phần tải ở mức 42-43%, thị phần VNA Group (gồm VNA, JPA và VASCO) ở mức 58-59%.

 A.D

Theo Nhịp sống kinh tế

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…