Trung Quốc muốn lập tòa án quốc tế cho ‘Vành đai và Con đường’

Hai tòa án tại Thâm Quyến và Tây An sẽ giải quyết mọi tranh chấp pháp lý liên quan tới dự án đầy tham vọng của Trung Quốc.

Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Đồ họa: Việt Chung. (Nhấn vào hình để xem cỡ lớn)

Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Bấm vào hình để xem đầy đủ.

Tờ Global Times, ấn phẩm phụ của People’s Daily – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay cho biết Trung Quốc sẽ thành lập hai tòa án quốc tế dành riêng cho dự án “Vành đai và Con đường” (BRI). Đây sẽ là những cơ quan tư pháp hoạt động theo quy định và luật pháp quốc tế, dự kiến có sự góp mặt của nhiều chuyên gia luật nổi tiếng ở nước ngoài.

Tòa án Tối cao Trung Quốc sẽ thành lập tòa quốc tế đầu tiên ở thành phố Thâm Quyến, nhằm giải quyết những tranh chấp liên quan tới “Con đường Tơ lụa Trên biển Thế kỷ 21”. Tòa còn lại được đặt tại Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, chuyên phụ trách vấn đề pháp lý của “Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa”.

Hai cơ quan này được quyền xét xử và dàn xếp các tranh chấp thương mại xuyên biên giới trong khuôn khổ BRI. Kế hoạch thiết lập cơ chế pháp lý nhằm giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư được Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua hồi tháng 1 năm nay.

Việc Bắc Kinh thiết lập hai tòa án quốc tế đã đặt ra nhiều dấu hỏi, lo ngại và cả sự hoài nghi từ các chuyên gia, doanh nghiệp phương Tây. “Tòa án này nằm dưới quyền quản lý của đảng Cộng sản Trung Quốc và phục vụ lợi ích của họ, khiến nhiều người nghi ngờ sự công tâm trong các phán quyết”, nhà phân tích rủi ro Hugo Brennan phát biểu.

“Chúng tôi có thể hiểu lo ngại từ phương Tây. Trước khi Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) ra đời, cũng có nhiều nghi vấn xuất phát từ bên ngoài, nhưng giờ AIIB đã hoạt động rất tốt. Trung Quốc cần kiên nhẫn giải thích, công khai chính sách và ý tưởng về tòa án này, đồng thời trả lời mọi câu hỏi được đặt ra”, giảng viên Liu Zhiqin tại Viện nghiên cứu tài chính Chongyang cho hay.

Liu cho rằng tòa án thương mại quốc tế sẽ không nằm dưới quyền Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc, vốn có thành phần hoàn toàn là người Trung Quốc. “Tương tự AIIB, tòa án này sẽ bao gồm nhiều chuyên gia pháp lý để bảo đảm tính minh bạch và vô tư”, giảng viên Liu tuyên bố.

“Cơ quan phân xử quốc tế cần có được sự tôn trọng và hiểu biết từ cộng đồng quốc tế, nếu không nó sẽ hoàn toàn vô dụng. Tòa án do Trung Quốc dự kiến thành lập không phải cơ quan của nước này, mà là một tổ chức quốc tế do Bắc Kinh đề xuất. Nó sẽ hoạt động độc lập”, Bai Minh, nhà nghiên cứu tại Học viện Thương Mại và Hợp tác Kinh tế Quốc tế của Trung Quốc, nhận định.

Xiang Junyong, chuyên gia về sáng kiến BRI, cho biết nhiều công ty Trung Quốc đã gặp phải nhiều tình huống tranh chấp khi hoạt động tại Trung Á và châu Phi. Họ phát hiện rằng hệ thống tư pháp ở các nước này quá lạc hậu, đòi hỏi sự can thiệp của tòa án thương mại quốc tế. Ông cho rằng tòa án quốc tế đặt tại Trung Quốc sẽ giúp cải thiện sự minh bạch và tăng hỗ trợ pháp lý cho các hoạt động liên quan tới dự án BRI trong tương lai.

Theo : vnexpress.net

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…