Tranh cãi tỷ trọng cho vay bất động sản: 15% hay 20%?

Ngân hàng Nhà nước đã công bố tỷ trọng cho vay bất động sản đang chiếm 7,5% tổng dư nợ cho vay toàn ngân hàng. Tuy nhiên, con số này đang bị nghi ngờ.

Câu chuyện siết tín dụng vào bất động sản của ngành ngân hàng đang hiển hiện khi tới đây hệ số rủi ro cho vay bất động sản sẽ được nâng lên từ 200% lên 250% bắt đầu từ đầu năm 2019, và con số tương đối về tỷ trọng cho vay bất động sản đang là bao nhiêu mà khiến Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát cho vay lĩnh vực này?

Chia sẻ tại hội thảo “Sốt bất động sản – Cơ hội và rủi ro” do Chuyên trang đầu tư bất động sản CafeLand tổ chức tại TP.HCM ngày 29/6/2018, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, cho biết nói đến thị trường bất động sản thì tín dụng bất động sản là quan trọng nhất.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản của ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay đang chiếm 7,5% tổng dư nợ. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ thực cho vay bất động sản ước chừng lên tới 20%.

Vì nếu phân loại cho vay bất động sản đúng thực chất, cộng cả cho vay tiêu dùng, trong đó có cho vay sửa chữa nhà, cho vay xây nhà… nhưng thực chất là cho vay bất động sản thì tín dụng lĩnh vực này lên đến 20%.

Tính đến nay, tổng dư nợ nền kinh tế khoảng 6,8 triệu tỷ đồng, với tỷ trọng cho vay bất động sản là 20% tổng dư nợ, con số tuyệt đối cho vay ngành này phải lên đến 1,36 triệu tỷ đồng. Đây là con số rất lớn. Tại Mỹ, tín dụng bất động sản chỉ khoảng 8-10% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Trong thời gian qua, nếu cộng cả cho vay bất động sản và cho vay chứng khoán tỷ trọng này không dưới 1/3 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Hiện chính sách tiền tệ được cho là linh hoạt với thị trường bất động sản, khi Ngân hàng Nhà nước sẽ nâng hệ số rủi ro cho vay lĩnh vực này từ 200% lên 250%, giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn được cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống còn 40% bắt đầu từ ngày 01/01/2019. Khi khi hệ số rủi ro tăng sẽ siết lại quy mô cho vay bất động sản.

Điều này cho thấy cơ quan quản lý “vừa đánh vừa xoa” và cho rằng đó là linh hoạt nhưng không cho thấy chính sách lâu dài cho thị trường bất động sản, ông Hiếu nói.

Tuy nhiên, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng thực sự Ngân hàng Nhà nước đang chịu sức ép khá lớn vì phải duy trì tăng trưởng GDP cao buộc phải hạ lãi suất , tăng tín dụng. Tinh thần của Ngân hàng Nhà nước là ổn định vĩ mô.

Ngân hàng Nhà nước đang giám sát khá chặt chẽ cho vay bất động sản cũng như cho vay chứng khoán.

Theo ông Thành, tỷ trọng cho vay bất động sản thực chất khoảng 14-16% tổng dư nợ tín dụng, vì tỷ trọng cho vay tiêu dùng của hệ thống ngân hàng đang khoảng 16-17%, trong đó hơn một nửa chảy vào bất động sản, đa số liên quan đến đầu tư bất động sản.

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có đề án lớn về việc giám sát lại cho vay tiêu dùng, thống kê và “tách” cho vay bất động sản đang “ẩn nấp” trong cho vay tiêu dùng và buộc các ngân hàng thương mại phải làm đến nơi đến chốn.

Theo Lan Anh

BizLive

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…