TPBank đang có hơn 652 tỷ đồng liên quan tới kiện tụng, tranh chấp

Ngân hàng đã trích lập gần 189 tỷ đồng cho các khoản tranh chấp này.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã công bố bản cáo bạch niêm yết. Theo kế hoạch ngân hàng này sẽ đưa 555 triệu cổ phiếu lên HoSE vào ngày 19/4/2018 với giá khởi điểm 32.000 đồng/cổ phiếu.

Một nội dung đáng chú ý trong bản cáo bạch cho biết, TPBank có các tranh chấp có bản chất liên quan đến hợp đồng dân sự, thương mại (hợp đồng tín dụng), với tổng giá trị tranh chấp đến thời điểm 31/12/2017 đạt hơn 652 tỷ đồng (652.581.884.201 đồng) trong các năm từ 2014 đến 2017.

Trong quá trình phát sinh tranh chấp, TPBank là phía yêu cầu khách hàng trả nợ, yêu cầu Tòa tuyên TPBank được quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án phát mại tài sản đảm bảo. Hầu hết các vụ án đều đang trong quá trình thụ lý, xử lý thủ tục phát mại TSĐB…

Về dự phòng, các khoản tín dụng thuộc diện tranh chấp đã được trích lập tổng cộng gần 189 tỷ đồng.

Bản cáo bạch cũng đề cập đến vụ việc TPBank tham gia với tư cách là bên có liên quan trong vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2.

Theo đó, trong khoảng thời gian từ tháng 4/2013 đến tháng 12/2013, TPBank đã cho vay tổng cộng 11 công ty có liên quan trong vụ án Phạm Công Danh, và tất cả các khoản vay của 11 công ty đều được Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) bảo lãnh/bảo đảm bằng tiền gửi của VNCB gửi tại TPBank. Ngoài ra, các khoản vay này còn được bảo đảm bằng các trái phiếu do Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung phát hành.

Do khách hàng vi phạm nghĩa vụ với TPBank, TPBank đã yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn, tuy nhiên các Khách hàng này không thực hiện việc trả nợ cho TPBank. Theo đó, căn cứ vào việc các khoản vay đều có tài sản bảo đảm, TPBank đã tiến hành trích tiền gửi của VNCB tại TPBank để thu hồi đầy đủ toàn bộ số nợ của 11 Công ty được VNCB bảo lãnh/bảo đảm, phần tiền còn lại đã được TPBank chuyển trả cho VNCB.

Kết luận giám định của Đoàn giám định Ngân hàng Nhà nước khẳng định rằng việc VNCB bị TPBank trích nợ tự động số tiền hơn 1.736 tỷ (trong đó hơn 1.666 tỷ đồng tiền gốc và hơn 70 tỷ tiền lãi) để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho 11 công ty là phù hợp quy định pháp luật và thỏa thuận giữa các bên, và TPBank không có thiệt hại trong việc cho vay đối với 11 công ty liên quan đến Phạm Công Danh.

Ngày 07/01/2018, Vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 đã được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử sở thẩm. Do còn một số nội dung chưa được làm rõ, ngày 07/02/2018, Hội đồng Xét xử đã ra Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

TPBank cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm rõ Vụ án, đồng thời tham gia, theo dõi diễn biến của phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng.

Tùng Lâm

Theo Trí thức trẻ

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…