Toàn cảnh thế giới trong năm Covid-19 thứ nhất
Bùng lên mạnh mẽ ở Trung Quốc trong đầu năm nay, đại dịch Covid-19 đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới, biến năm 2020 trở thành một năm “chưa từng có trong lịch sử”. Người ta còn gọi đây là Năm Covid-19 thứ nhất.
Một số năm được lịch sử nhớ tới như một vết cắt sâu vào một quốc gia hay lục địa. Tuy nhiên, năm 2020 để lại những dấu ấn sâu đậm trên toàn thế giới, bất kể vị trí địa lý, đường lối chính trị hay điều kiện kinh tế. 2020 đã đi vào lịch sử loài người như một dấu mốc chưa từng có. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điểm khởi đầu.
Đại dịch Covid-19 lây lan khắp toàn cầu đã khiến 1,62 triệu người thiệt mạng và 72,2 triệu người nhiễm bệnh và những con số này tiếp tục tăng lên. Hàng triệu người cũng đã mất đi sinh kế do đại dịch. Hồi đầu năm, virus corana hay Covid-19 vẫn là những từ ngữ xa lạ với phần lớn thế giới. Giờ đây, chúng trở nên thông dụng trong ngôn ngữ bản địa ở bất cứ nơi đâu trên hành tinh. Từ trẻ nhỏ đến người già đều bị ám ảnh bởi dịch bệnh này.
Đại dịch đã làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, đi lại, học tập, làm việc, thờ phụng hay cả giao lưu. Nó nuôi dưỡng tinh thần cộng đồng nhưng cũng gây ra oán giận, đổ lỗi và các thuyết âm mưu khi nó làm hệ thống y tế căng thẳng, buộc các quốc gia phải đóng cửa biên giới.
Tại nước Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, 2020 cũng là năm của sự rạn nứt, từ vấn đề chủng tộc tới chính trị. Khẩu trang, thứ mà thế giới tin rằng sẽ giúp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh, lại tạo ra sự tranh cãi ở Mỹ bất chấp quốc gia này trở thành ổ dịch lớn thứ 1 thế giới.
Nhân viên y tế tuần tra cùng cảnh sát ở Milan, Italy hôm 11/4.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân trong một trung tâm y tế ở Houston, Mỹ hôm 8/11. Nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện cũng đang là ổ dịch Covid-19 lớn nhất. Nước Mỹ được cho là đã chậm trễ và thiếu quyết đoán trong việc ngăn chặn dịch bệnh, khiến hơn 300.000 người chết và 16 triệu người nhiễm bệnh.
Nhân viên y tế phun khử trùng trong một nhà thờ tại Colombia hôm 8/4. Đây cũng là thời điểm quốc gia này đóng cửa.00:00:24
Hội Chữ thập đỏ Indonesia phun thuốc khử trùng trên đường phố Jakarta hôm 8/7.
Nhân viên vệ sinh điểm lấy phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tại Durham, North Carolina hôm 15/10.
Một khu hội nghị được biến thành điểm cách ly tập trung tại New Delhi, Ấn Độ hôm 16.6.
Quân đội Serbia chuẩn bị giường bệnh cho các bệnh nhân mắt Covid-19 tại một trung tâm triển lãm tịa Belgrade hôm 24/3.
Một gia đình đi bộ qua trạm xe buýt ở Vũ Hán hôm 9/8, nơi có bức tranh cổ động ví các bác sĩ như thiên thần. Là nơi bùng phát ổ dịch đầu tiên, Vũ Hán đã kiểm soát tốt tình hình và khống chế được đại dịch.
Một phụ nữ trồng hoa trên mộ người thân ở Sao Paulo, Brazil hôm 29/4. 180.000 người đã chết vì Covid-19 ở quốc gia Nam Mỹ này.
Nhân viên y tế đổ thuốc sát trùng lên mộ một nạn nhân tử vong vì Covid-19 ở nghĩa trang El Angel, Lima, Peru hôm 3/6.
Những quan tài chữa thi thể nạn nhân Covid-19 được đưa tới nghĩa trang ở Bergamo, Italy hôm 4/4.
Nhân viên y tế giúp bệnh nhân liên hệ với gia đình tại bệnh viện ở BlackBurn, Anh hôm 14/5. Vương quốc Anh là quốc gia đầu tiên ở phương Tây chính thức phê duyệt vắc xin Covid-19.
Nhân viên y tế tranh thủ nghỉ ngơi tại khu vực sử dụng máy hỗ trợ sự sống ICU trong một bệnh viện tại Paris, thủ đô nước Pháp hôm 15/4.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron giữ khoảng cách với Thủ tướng Anh Boris Johnson, người từng mắc Covid-19.
Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về dịch tễ của Mỹ và Tổng thống Trump tại cuộc họp báo ở Washingotn hôm 26/3. Hai người đàn ông này có những quan điểm đối nghịch về đại dịch.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham khó khăn trong việc sử dụng khẩu trang tại một phiên điều trần ở Washington hôm 18/11.
Thủ tướng New Zealand sử dụng nước sát khuẩn trước một cuộc họp báo ở Wellington hôm 20/4.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, người sau đó nhiễm Covid-19, chụp ảnh với những người ủng hộ hôm 15/3. Ông Bolsonaro là một trong những người không muốn đánh đổi kinh tế lấy việc kiểm soát virus.
Ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và phó tướng Kamala Harris tham gia một sự kiện vận động tranh cử tại Delaware hôm 20/8. Ông Biden đã đánh bại ông Trump để trở thành Tổng thống đắc cử của nước Mỹ với hơn 7 triệu phiếu phổ thông nhiều hơn.
Nhân viên giao hàng duy trì giãn cách xã hội khi ngồi đợi trong một trung tâm thương mại ở Bangkok, Thái Lan hôm 30/3. Các lệnh giãn cách xã hội khiến mảng giao hàng bùng nổ trong đại dịch.
Một người làm móng bịt kín từ đầu đến chân khi phục vụ khách hàng ở Atlanta hôm 24/4.
Nhân viên Gucci giao hàng cho khách tại một cửa hàng ở Beverly Hill, California hôm 19/5.
Tài xế xếp hàng chờ nhận đồ ăn tại một cửa hàng từ thiện ở Mankato, Minnesota, Mỹ hôm 23/7. Hàng triệu người Mỹ đã mất việc vì đại dịch và phải tìm tới các điểm phân phát đồ ăn để duy trì cuộc sống.
Trái ngược với đó, hình ảnh một nhà hàng vắng vẻ tại Venice hôm 5/3. Đây là tình cảnh chung của đại đa số các nhà hàng trên khép thế giới thời đại dịch.00:00:21
Sản xuất găng tay ở Malaysia
Người đàn ông đang pha chế nước rửa tay tại Australia hôm 1/4.
Nguyên liệu trong một nhà máy sản xuất khẩu trang ở Thượng Hải.
Công nhân làm các tấm chắn tại San Francisco hôm 18/5.
Cánh cửa nhỏ trên một cửa hàng ở Buenos Aires, Argentina được sử dụng trong dịch thay vì cánh cửa lớn.
Những con thuyền, biểu tượng của Venice, nằm phủ bạt tại bến hôm 1/5.
Tài xế chạy một mình trên đường cao tốc ở Los Angeles hôm 20/4. Khi nhà kính giảm mạnh trong năm 2020 nhờ tình trạng đóng cửa ở các thành phố lớn.
Những danh thắng huyên náo trở nên vắng lặng, không một bóng người. Đây là một điểm trung chuyển tại New York, nằm ngay cạnh Trung tâm Thương mại Thế giới.
Tàu điện ngầm ở New York vắng khách ngay cả trên những cung đường tấp nập nhất.
Vắng vẻ là tình cảnh chung của nhiều nơi trên thế giới thời dịch bệnh hoành hành.
Khách hàng ngồi sau những tấm kính ngăn giọt bắn tại một phiên đấu giá hoa ở Johannesburg, Nam Phi.
Xem phim trên ô tô tại một bãi đậu xe ở Pasadena, California hôm 3/9.
Tập Gym trong phòng kín để tránh virus lây lan tại Mỹ.
Các hoạt động tôn giáo cũng đã thay đổi. Thay vì tới nhà thờ làm lễ trực tiếp, việc làm lễ trực tuyến cũng đã được triển khai trong thời dịch.
Học onlines đã trở thành điều bình thường mới trong dịch.
Trong tình cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, thế giới đang dần quen hơn với các việc phải làm để hạn chế lây nhiễm và coi đó trở thành bình thường mới.