Tin tức ASEAN buổi sáng 17/3

Các quốc gia ASEAN thực hiện biện pháp phòng dịch Covid-19 mạnh tay với châu Âu, Nhật Bản hỗ trợ Ủy hội sông Mekong (MRC) 3,9 triệu USD… là những thông tin được cập nhật trong bản tin hôm nay.

Các nước ASEAN đã và đang đưa ra các lệnh cấm nhập cảnh đối với các quốc gia thuộc khu vực Schengen ở châu Âu và Vương quốc Anh.

Các quốc gia ASEAN thực hiện biện pháp phòng dịch Covid-19 mạnh tay với châu Âu

Cho đến nay, Lào và Myanmar là 2 quốc gia ASEAN chưa ghi nhận bất cứ ca nhiễm Covid-19 nào kể từ khi đại dịch bùng phát tại khu vực gần 2 tháng trước, trong khi các quốc gia láng giềng như Malaysia, Philippines, Thái Lan và Indonesia đang hàng ngày “vật lộn” để kiểm soát sự lây lan của chủng mới virus corona (SARS-CoV-2).

Khi tâm dịch Covid-19 chuyển từ Trung Quốc sang châu Âu, các nước ASEAN đã và đang đưa ra các lệnh cấm nhập cảnh đối với các quốc gia thuộc khu vực Schengen ở châu Âu và Vương quốc Anh.

Campuchia đã tuyên bố lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân một số quốc gia như Italy, Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Mỹ, có hiệu lực từ ngày 17/3. Tất cả các trường học ở Siem Reap và Phnom Penh đã được đóng cửa và lễ hội Angkor Songkran diễn ra vào giữa tháng 4 đã bị huỷ bỏ. Các địa điểm du lịch vẫn được mở và hoạt động bình thường.

Lệnh cấm du khách từ 5 quốc gia châu Âu sẽ được duy trì trong 30 ngày, bao gồm cả lệnh cấm tất cả các chuyến du thuyền quốc tế trên sông vào Campuchia nước láng giềng Việt Nam có hiệu lực vào cuối tuần qua.

Kể từ ngày 15/3, Việt Nam đã tạm thời ngừng cấp thị thực và tạm thời chưa cho nhập cảnh đối với khách du lịch đến từ hoặc đã đi qua các nước thuộc khu vực Schengen và Vương quốc Anh trong vòng 14 trước ngày dự kiến đến Việt Nam. Trong khi đó, Singapore tiếp tục mở rộng lệnh cấm du khách Trung Quốc đại lục và Hàn Quốc sang những khách du lịch đã từng đến hoặc quá cảnh tại Italy, Pháp, Tây Ban Nha và Đức trong 14 ngày qua.

Malaysia đã phong tỏa toàn quốc, tuyên bố lệnh cấm nhập cảnh đối với tất cả du khách đã từng đến các tỉnh Hồ Bắc, Chiết Giang và Giang Tô ở Trung Quốc, Italy, Iran, Hàn Quốc, Đan Mạch và đảo Hokkaido ở Nhật Bản trong vòng 14 ngày qua.

Buổi lễ ký kết giữa Giám đốc điều hành Ban thư ký MRC An Pich Hatda và Đại sứ Nhật Bản tại Lào Keizo Takewaka.

Nhật Bản hỗ trợ 3,9 triệu USD cho Uỷ hội Sông Mekong (MRC)

Ngày 13/3, chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ MRC 3,9 triệu USD để đẩy mạnh chức năng dự báo và giám sát lũ lụt và hạn hán trong khu vực.

Khoản viện trợ trị giá 3,9 triệu USD đã được công bố trong buổi lễ ký kết giữa Giám đốc điều hành Ban thư ký MRC An Pich Hatda và Đại sứ Nhật Bản tại Lào Keizo Takewaka, được tổ chức tại trụ sở của Ban thư ký MRC tại thủ đô Vientiane (Lào).

Theo đó, khoản hỗ trợ này được sử dụng để đưa Trung tâm quản lý hạn hán và lũ lụt của MRC tại Phnom Penh thành một trung tâm xuất sắc trong công tác dự báo lũ lụt, hạn hán nhanh và chính xác hơn, cho các nước hạ lưu sông Mekong như Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Chính phủ Nhật Bản là đối tác phát triển lâu dài của MRC. Kể từ năm 2001, Nhật Bản đã cấp hơn 18 USD để hỗ trợ một số dự án, bao gồm cả những dự án về quản lý lũ lụt và hạn hán, thủy lợi, biến đổi khí hậu và quản lý môi trường.

2020 là năm xây dựng thành phố thông minh bền vững

Với việc một nửa dân số ASEAN sinh sống tại thành thị, các chính phủ trong khu vực đang muốn xây dựng các thành phố thông minh để giúp người dân có một cuộc sống hiện đại và được hưởng các dịch vụ mới, cũng như để thu hút các cơ hội thúc đẩy kinh tế.

26 thành phố trên toàn ASEAN hiện đang thí điểm các dự án thành phố thông minh, như một phần của sáng kiến Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN (ASCN). Mỗi thành phố sẽ có các kế hoạch hành động cụ thể khác nhau, nhưng sẽ có những đặc điểm chung sau đây để các thành phố thông minh trở nên bền vững hơn.

Đầu tiên là áp dụng công nghệ 5G. Công ty tư vấn quản lý Kearney dự đoán số lượng người dân đăng ký sử dụng 5G trong ASEAN sẽ vượt quá 200 triệu vào năm 2025. Với mạng băng thông cao, tốc độ nhanh và độ trễ cực thấp, việc mở rộng công nghệ 5G là một trong những chìa khóa để phát triển thành phố thông minh.

Tiếp theo là áp dụng các dữ liệu mở (open data) để thúc đẩy sự phối hợp của chính phủ, các công ty tư nhân, người tiêu dùng và thậm chí là kết nối các thành phố thông minh trên thế giới với nhau, nhằm đem lại cuộc sống tối ưu và tiện lợi nhất.

Và quan trọng nhất, chính là việc xây dựng các thành phố thông minh xanh, giảm thiểu lượng khí carbon thải ra ngoài khí quyển, nhằm chống lại những tác động của biến đổi khí hậu.

Tóm lại, các thành phố ở ASEAN cần khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng dữ liệu từ các thiết bị và phân tích IoT (Internet of things) để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các lựa chọn của mình và liệu điều đó ảnh hưởng đến lượng khí carbon có thể thải ra. Chỉ khi làm như vậy, các thành phố ASEAN mới có thể cung cấp một môi trường bền vững, lành mạnh và sôi động cho công dân sinh sống.

Theo Thế giới & Việt Nam

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *