Thuế môi trường với xăng dầu có thể tăng kịch khung từ tháng 10

Việc tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trong vài ngày tới.

Văn phòng Chính phủ vừa phân công Bộ Tài chính chuẩn bị tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết biểu thuế bảo vệ môi trường cho phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (diễn ra từ ngày 11 đến 13/7).

Xăng, dầu sắp phải chịu thuế bảo vệ môi trường ở mức kịch khung. Ảnh: Q.Đ.

Xăng, dầu sắp phải chịu thuế bảo vệ môi trường ở mức kịch khung. Ảnh: Q.Đ.

Trước đó, hồi đầu năm, trong một dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất thuế bảo vệ môi trường với mỗi lít xăng sẽ tăng 1.000 đồng lên 4.000 đồng. Còn dầu diesel, tăng thêm 500 đồng thuế. Còn lại, dầu madút, dầu nhờn và mỡ nhờn cũng bị đề nghị tăng 1.000 đồng mỗi lít so với hiện nay.

Chia sẻ với VnExpress, một nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết, vài ngày trước, Bộ Tài chính đã có đề nghị về Nghị quyết Biểu thuế bảo vệ môi trường và được Thủ tướng đồng ý với nội dung giữ nguyên mức tăng kịch khung như trên. Nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, nguồn tin này cho biết, thuế xăng dầu mới có thể áp dụng từ tháng 10, chậm hơn 3 tháng so với kế hoạch trước đó.

Biểu thuế bảo vệ môi trường với một số hàng hoá

Đơn vị tính: VND

Hàng hoá Mức hiện hành Mức đề xuất
Xăng (trừ ethanol) 3.000 4.000
Dầu diesel 1.500 2.000
Dầu madút 900 2.000
Dầu nhờn 900 2.000
Mỡ nhờn 900 2.000

Lý do lùi thời điểm thực hiện là tại kỳ họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới thông qua và ra nghị quyết. Ngoài ra, với áp lực lạm phát hiện nay, cơ quan soạn thảo cũng tính toán việc điều chỉnh cần tránh thời điểm tháng 9 – giai đoạn nhóm dịch vụ giáo dục khi vào năm học mới, có thể tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Một trong những lý do đề xuất tăng kịch khung với thuế bảo vệ môi trường, theo Bộ Tài chính, là “thuế nhập khẩu giảm mạnh”, đồng thời giúp tăng thu gần 15.700 tỷ đồng mỗi năm.

Thuế nhập khẩu với xăng hiện áp dụng là 20% và với các loại dầu là 7%. Tuy nhiên, với các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu, mức thuế ưu đãi sẽ về 10% với xăng và 0% với dầu. Theo Bộ Tài chính, số thu ngân sách từ nhập khẩu xăng dầu đang liên tục giảm qua các năm khi một số nhà nhập khẩu chuyển sang nhập từ các thị trường có mức thuế ưu đãi.

Đầu tháng 4/2015, thuế bảo vệ môi trường với xăng đã được điều chỉnh tăng gấp ba từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng mỗi lít và là cơ sở giúp ngân sách nhà tăng thu đáng kể trong vài năm trở lại đây.

Với phương án đề xuất điều chỉnh tăng tiếp lên 4.000 đồng, Bộ Tài chính tính toán tổng số thu thuế bảo vệ môi trường dự kiến khoảng 57.312 tỷ đồng một năm, tăng khoảng 15.684 tỷ đồng mỗi năm.

Trước đó, từ đầu năm 2018, Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo về đề xuất này nhưng nhận được nhiều phản ứng của dư luận. Mặc dù vậy, Bộ này vẫn cho rằng giá xăng Việt Nam hiện rẻ hơn nhiều nước và đề xuất này đã nhận được đồng thuận của nhiều Bộ, ngành khi đưa ra lấy ý kiến.

Nguyễn Hà

Theo : vnexpress.net

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…