Thông tư số 38/2018/TT-BTC và 10 quy định mới doanh nghiệp cần lưu ý

Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được Bộ Tài chính ban hành ngày 20/4/2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/5/2018. Mới đây tại Hà Nội, Tổng cục Hải Quan (Bộ Tài chính) đã tổ chức họp báo chuyên đề giới thiệu Thông tư này

Đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) thông tin về Thông tư số 38/2018/TT-BTC tại cuộc họp báo. Ảnh: Khánh Linh

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Nhất Kha – Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) đã nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Thông tư 38 nhằm minh bạch hóa trong việc thực hiện xác định xuất xứ hàng hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và áp dụng ưu đãi thuế quan theo đúng các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thông tư cũng quy định cụ thể, thống nhất, minh bạch về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và đây cũng đầu mối văn bản riêng đầu tiên trong lĩnh vực này, giúp hải quan và doanh nghiệp thuận tiện trong việc thực hiện và tra cứu. “Về cơ bản, Thông tư 38 không làm phát sinh thủ tục xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tư chỉ nhấn mạnh 10 quy định mới mà các doanh nghiệp cần lưu ý để xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu được rõ hơn, minh bạch hơn theo đúng quy định của Nhà nước” – ông Kha nhấn mạnh.

Liên quan đến 10 quy định mới của Thông tư 38 mà ông Kha đề cập, bà Hoàng Thị Thủy – Trưởng phòng Giám sát, quản lý xuất xứ hàng hóa và sở hữu trí tuệ (Cục Giám sát Quản lý về hải quan) cho biết 10 quy định mới này gồm: Quy định cụ thể hồ sơ xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 3); Quy định cụ thể các trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) (Điều 4); Quy định cụ thể việc xử lý các trường hợp không nộp C/O (Điều 4); Quy định cụ thể người khai hải quan phải khai số tham chiếu, ngày cấp C/O trên tờ khai hải quan điện tử và tờ khai hải quan giấy để được xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt (Điều 5); Quy định cụ thể các trường hợp không phải nộp C/O (Điều 6); Quy định cụ thể thời điểm nộp C/O (Điều 7); Quy định cụ thể thời điểm nộp C/O đối với hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên; Quy định về kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Quy định cụ thể về nộp C/O đối với trường hợp thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thu nội địa đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế (Điều 17); Quy định cụ thể việc trừ lùi C/O đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để nhập khẩu nhiều lần vào nội địa (Điều 23).

Theo Phó Cục trưởng Nguyễn Nhất Kha, các doanh nghiệp khai báo C/O cần đặc biệt cần lưu ý thời điểm nộp chứng từ bởi trong Thông tư 38 đã quy định rõ đối với trường hợp doanh nghiệp có C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan cần nộp chứng từ ngay thời điểm này. Đối với trường hợp người khai hải quan chưa có chứng từ tại thời điểm làm thủ tục hải quan: được chậm nộp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ 2 trường hợp ngoại lệ (đối với C/O mẫu EAV nộp tại thời điểm làm thủ tục hải quan; đối với C/O mẫu KV trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì nộp trong thời hạn 1 năm). “Các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các điều khoản về chứng từ C/O khi đàm phán hợp đồng xuất khẩu với đối tác. Trường hợp đối tác cung cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận xuất xứ, khi hải quan Việt Nam kiểm tra thấy chưa đúng, cần xác minh lại thì doanh nghiệp vẫn chưa được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt. Trường hợp doanh nghiệp cung cấp chứng từ chậm thì quá trình xác minh của cơ quan hải quan sẽ kéo dài và người thiệt hại chính là bản thân doanh nghiệp. Do đó để đẩy nhanh quá trình xác minh, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với đối tác để họ cung cấp bổ sung thêm chứng từ kịp thời, giúp cơ quan hải quan rút ngắn thời gian xác minh” – ông Kha chia sẻ

Ngoài ra tại buổi họp báo, Phó Cục trưởng Nguyễn Nhất Kha cũng đã trả lời trực tiếp câu hỏi của phóng viên xoay quanh các nội dung liên quan đến xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như: quy trình kiểm tra xác minh nguồn gốc xuất xứ để tránh gian lận; việc phối hợp với cơ quan chức năng khác kiểm tra xác minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa tiêu thụ tại thị trường nội địa; cơ chế trao đổi C/O với các nước trong khu vực và các tổ chức liên minh kinh tế… Trong đó nhiều vụ việc “nóng” dư luận rất quan tâm thời gian qua như: Khaisilk, Con Cưng, Mumuso, nhập khẩu phế liệu…cũng được các phóng viên đề cập đến.

Theo : Nguyễn Cường

Cherry Media – https://bizc.vn

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…