Thị trường ôtô du lịch: Cuộc đua của các “ông lớn” và ẩn số VinFast

CTCK Bản Việt cho rằng, Toyota mất thị phần ở dòng xe SUV nhưng sẽ duy trì, củng cố vị thế tại phân khúc xe sedan và MPV trong khi Thaco và Honda sẽ nổi lên với dòng Sedan B, C và cross – over (CUV).

Theo báo cáo về thị trường ôtô du lịch vừa được CTCK Bản Việt (VCSC) công bố, Toyota Fortuner là mẫu SUV (xe thể thao đa dụng) được ưa chuộng nhất tại Việt Nam trước năm 2017. Tuy nhiên, từ năm 2018, nhà nước sẽ bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc, Toyota đã quyết định chấm dứt hoàn toàn việc sản xuất Fortuner tại Việt Nam năm 2017. Động thái này đã đưa Toyota vào tình cảnh khó khăn lúc Nghị định 116 được ban hành.

Thị trường ôtô du lịch: Cuộc đua của các “ông lớn” và ẩn số VinFast - Ảnh 1.

Doanh số bán Fortuner giảm 99% trong 6 tháng đầu 2018 vì trong thời gian này không có chiếc nào được nhập khẩu. Trong khi, sản lượng bán ra năm 2017 đạt 13.700 chiếc, tương đương 23% tổng sản lượng bán ra của Toyota. Tháng 7, lô Fortuners đầu tiên đã được nhập vào Việt Nam từ Indonesia nhưng số lượng rất thấp, chỉ khoảng 200 chiếc.

CTCK Bản Việt cho rằng lượng xe Fortuner nhập khẩu sẽ tăng dần trở lại trong các năm tới, nếu không có điều chỉnh thì Nghị định 116 vẫn là trở ngại lớn đối với Toyota trong việc giành lại thị phần trước đây trên thị trường xe thể thao đa dụng (SUV). Ngoài ra, các thương hiệu khác đã lấp đầy khoảng trống mà Toyota Fortuner bỏ lại và tận dụng cơ hội này để củng cố thương hiệu.

Tuy vậy, trong phân khúc xe sedan và xe đa dụng (MPV), CTCK Bản Việt cho rằng, Toyota sẽ duy trì hoặc củng cố vị thế nhờ thương hiệu mạnh và chất lượng đã được khẳng định.

Thị trường ôtô du lịch: Cuộc đua của các “ông lớn” và ẩn số VinFast - Ảnh 2.

Với CTCP Ôtô Trường Hải (Thaco), VCSC cho rằng công ty của tỷ phú Trần Bá Dương sẽ giành thị phần nhờ hiện diện mạnh tại phân khúc xe cross-over (CUV) và sedan C, Peugeot và nỗ lực đẩy mạnh dòng hatchback.

Trong số các công ty sản xuất xe hàng đầu tại Việt Nam, chỉ có 2 doanh nghiệp trong nước là Thaco và Hyundai Thành Công. Từ khi thành lập, thay vì tìm cách xây dựng thương hiệu riêng, Thaco đã hợp tác với các thương hiệu lớn trên thế giới như Kia và Mazda và gần đây là Peugeot để nhận chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh tốc độ phát triển.

Năm 2018, công ty đã ký hợp đồng phân phối độc quyền cho BMW tại Việt Nam. Theo VCSC, dòng xe cross-over sẽ được ưa chuộng mạnh các năm tới, trong đó Mazda CX5 của Thaco là sự lựa chọn hàng đầu đối với người tiêu dùng. Trong khi đó, Peugeot cũng đã thâm nhập thị trường nhờ tận dụng sự vắng mặt của Toyota Fortuner.

Thực tế, Peugeot là xe SUV có sản lượng bán ra lớn nhất tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018, khoảng 2.000 chiếc, tương đương 30% tổng số xe SUV được bán ra. Trong khi đó, VCSC dự báo thị phần của Thaco tại mảng xe sedan C và hatchback, sẽ tăng nhờ Mazda 3 và Kia Cerato (sedan C), Kia Morning cùng Mazda 2 (hatchback).

Một ông lớn khác đã xuất hiện lâu năm trên thị trường Việt Nam là Honda, được VCSC dự báo sẽ nổi lên với các mẫu sedan B và cross-over. Honda City là mẫu sedan B bán chạy thứ 2 Việt Nam, sau Toyota Vios. Với thương hiệu uy tín và mạng lưới phân phối ngày càng được mở rộng của Honda cũng như tính công dụng cao của Honda City, VCSC cho rằng mẫu xe này sẽ giành được thị phần từ các thương hiệu sedan B nhỏ hơn.

Trong khi đó, doanh số Honda CRV từ đầu năm đến nay tăng mạnh nhờ Toyota Fortuner vắng bóng trên thị trường. Sự hiện diện của Honda trong phân khúc SUV có thể sẽ càng được củng cố nhờ việc tung ra mẫu xe Honda H-RV có giá thấp hơn vào giữa năm 2018.

Trong khi đó, Ford được dự báo sẽ mất thị phần ở mảng xe du lịch nhưng sẽ duy trì thị phần tại phân khúc xe thương mại, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay vì danh mục sản phẩm của Ford còn chưa đa dạng. Mặt khác, các mẫu xe thương mại được ưa chuộng như Ford Ranger và Ford Transit (16 chỗ) nhiều khả năng sẽ duy trì vị thế nhờ tính công dụng và chất lượng đã được khẳng định.

Thị trường ôtô du lịch: Cuộc đua của các “ông lớn” và ẩn số VinFast - Ảnh 3.

Đối với VinFast – doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC), VCSC cho rằng đây là nhân tố đột biến nhưng còn phải chứng minh năng lực quản lý sản xuất.

VinFast dự kiến sẽ đầu tư sản xuất ôtô và xe máy, bao gồm xe điện. Công ty hiện đang nhanh chóng xây dựng nhà máy và sẽ tung ra mẫu xe điện đầu tiên trong quý III và ôtô trong quý II/2019. VinFast dự kiến trong giai đoạn đầu sẽ có công suất sản xuất 250.000 xe ôtô mỗi năm và trong giai đoạn tiếp theo là 500.000 xe ôtô mỗi năm.

Tháng 7, VinFast đã mua lại nền tảng hoạt động của General Motors tại Việt Nam, bao gồm một nhà máy mà VinFast sẽ sử dụng để sản xuất xe hatchback, 24 showroom (phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm), và quyền phân phối xe Chevrolet cùng bằng sáng chế một mẫu hatchback hoàn toàn mới.

Nếu chỉ tính riêng quy mô đầu tư và công suất, VinFast hoàn toàn có thể thay đổi cục diện ngành công nghiệp sản xuất ôtô tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở thời điểm này, VCSC có quan điểm thận trọng do công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong khi sản xuất ôtô là một ngành có tính phức tạp và cạnh tranh cao.

Theo Lệ Hải

NDH

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…