Thế bị cô lập của Trump trước cuộc họp với Kim Jong-un

Việc căng thẳng với các nước G7 khiến Trump hứng chỉ trích nhưng có thể giúp ông thể hiện mình là người cứng rắn khi sắp họp với Kim Jong-un.

Trump ngồi khoanh tay, đối đầu các lãnh đạo G7. Ảnh: AFP.

Trump ngồi khoanh tay, “đối đầu” các lãnh đạo G7. Ảnh: AFP.

Trump ngày 9/6 từ chối ký tuyên bố chung của hội nghị G7, ông và các cố vấn sau đó chỉ trích Thủ tướng Canada Justin Trudeau là “phản bội” và “đâm sau lưng”. Ông còn đăng một loạt tweet nhắm vào Canada, Đức và Liên minh châu Âu (EU), cáo buộc họ thực hành thương mại không công bằng và không chi đủ cho an ninh.

Trump dường như đã rất bực bội về bình luận của Trudeau trong cuộc họp báo khi Thủ tướng Canada chỉ trích việc Trump lấy lý do an ninh quốc gia để lý giải cho việc áp thuế của Mỹ đối với hàng nhập khẩu thép và nhôm. Trudeau cho rằng quyết định đó “xúc phạm” những cựu binh Canada đã sát cánh bên đồng minh Mỹ trong nhiều cuộc chiến.

Diễn biến này khiến Trump xa rời các đối tác vào thời điểm ông chuẩn bị bước lên vũ đài quốc tế quan trọng nhất kể từ khi nhậm chức: họp với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore vào ngày 12/6, theo NYTimes. Larry Kudlow, cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ, nói rằng Trump cứng rắn với Trudeau vì ông không muốn thể hiện bất kỳ dấu hiệu yếu đuối nào trước cuộc họp với Triều Tiên.

Các thành viên khác của G7 đứng về phía Canada. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết trên Twitter: “Bị cô lập trước sự đoàn kết của các quốc gia khác là điều trái với lịch sử Mỹ”. Thủ tướng Anh Theresa May cùng ra tuyên bố nói rằng bà “hoàn toàn ủng hộ Justin Trudeau”. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas kêu gọi các quốc gia châu Âu gắn bó với nhau sau hành động của Trump.

Theo những người có mặt trong các phiên họp của G7, Trump đã tỏ ra khá thờ ơ khi dự các cuộc thảo luận về những chủ đề không liên quan đến thương mại, chẳng hạn như bình đẳng giới. Nhưng mỗi khi thương mại được nhắc đến, Trump đã liên tục mỉa mai các lãnh đạo khác, đặc biệt là Trudeau, Macron và Merkel. Thủ tướng Đức rõ ràng không vui nhưng bà giữ im lặng phần lớn thời gian.

Josef Braml, chuyên gia tổ chức phi chính phủ Hội đồng Đức về Quan hệ đối ngoại nói rằng Trump coi ngoại giao là một sự lãng phí thời gian. Laurence Nardon, giám đốc chương trình Bắc Mỹ tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp tại Paris, thì đánh giá hành động của Trump là một thủ thuật đàm phán. “Việc đó giống như khi một người rời khỏi phòng và đóng sập cửa thật mạnh nhưng hy vọng người khác sẽ đuổi theo họ”, bà nói.

“Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này”, Robert D. Hormats, người từng tư vấn cho các tổng thống Mỹ tại nhiều hội nghị G7, nói. “Điều trớ trêu là G7 vốn được thiết kế chủ yếu bởi Mỹ nhằm thắt chặt liên minh, củng cố các mối quan hệ chính trị và giải quyết các vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, lần này, mọi chuyện lại diễn ra theo hướng ngược lại”.

Tại Washington, nhiều người thất vọng trước kết quả này. Tuy nhiên, một số nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ lập trường cứng rắn của Trump. Nghị sĩ Peter T. King gọi đây là “cảnh báo cho Kim Jong-un” về phương pháp đàm phán của Trump. “Đây là phong cách của Trump để làm được việc”.

Theo : vnexpress.net

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…