Sóng ngầm Coworking space đổ bộ Việt Nam

Trong 10 năm trở lại đây, mô hình coworking space trên thế giới đang trở thành một làn gió mới trong cộng đồng các doanh nghiệp đang có nhu cầu thuê văn phòng làm việc.

Mô hình văn phòng này đã xuất hiện từ lâu bên cạnh văn phòng làm việc truyền thống, tuy nhiên mãi đến năm 1995 mô hình làm việc chung có tên C-base mới chính thức ra mắt, và khi wifi nở rộ vào những năm 2000 thì mô hình này mới thịnh hành.

Mô hình coworking space đầu tiên xuất hiện ở San Francisco do Brad Neuberg  lập nên. . Năm 2003, loại hình mới này đã thu hút hơn 100.000 thành viên và đạt con số 1.180.000 người tham gia vào năm 2017.

Theo số liệu trong kết quả nghiên cứu không gian coworking space trên thế giới và Châu Á trong năm 2017 và dự đoán tới 2018, thị trường coworking space sẽ tiếp tục tăng trưởng với tỉ lệ bình quân lên đến gần 50%/năm, số lượng trung tâm vận hành mô hình này trên thế giới đã tăng từ 8,700 lên 13,800 trong vòng 3 năm từ 2015 đến 2017. Lượng thành viên tham gia coworking đạt từ 510.000 tới 1.180.000 với tỉ lệ tăng trưởng năm 2017 là 41%.

Sóng ngầm Coworking space đổ bộ Việt Nam - Ảnh 1.

Mô hình văn phòng chia sẻ Coworking space đang là xu hướng mới trên thị trường văn phòng tại Việt Nam.

Cũng giống như nhiều nước đang phát triển, coworking space đang trở thành một làn gió mới trên thị trường văn phòng tại Việt Nam, như một con sóng ngầm ngày càng lộ diện.

Chẳng hạn WeWork chỉ sau bảy năm ra mắt đã trở thành startup lớn thứ ba tại Mỹ và thứ sáu trên thế giới với trị giá 20 tỉ USD. Theo định giá mới đây thì giá trị của Wework có thể lên tới 35 tỷ USD khi Softbank đang dự tính đầu tư thêm 3 tỷ USD nữa vào Wework. Đối tượng khách hàng của Wework rất đa dạng từ những startup nhỏ, freelancers cho đến các tập đoàn lớn như General Motors, Samsung, Microsoft…

Ở Việt Nam, coworking space cũng đang trên đà phát triển rất mạnh. Theo số liệu từ CBRE Việt Nam, từ 2017 đến hết quý 1/2018, số lượng đơn vị kinh doanh coworking space tăng đột biến từ 17 lên 40 hãng, tổng diện tích khoảng 30.000m2 sàn, và con số này có thể lên đến 90.000m2 trong năm nay.

Bên cạnh các tên tuổi có tiếng như Regus, Toong và Up, năm 2018 hứa hẹn sẽ là một năm bùng nổ của thị trường Việt Nam khi có sự tham gia của các đơn vị mới là NakedHub, CoGo và WeWork. Ucommune, JustCo, the Hive… cũng đang lên kế hoạch xâm nhập thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Wework đã thâu tóm thành công một coworking space lớn tại Trung Quốc là nakedHUB (đơn vị đang sở hữu hai trung tâm coworking space tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh)

Trong số này, tân binh CoGo tuy vừa mới chính thức ra nhập thị trường hồi tháng 6 vừa qua nhưng tỏ rõ tham vọng lớn trong lĩnh vực này với chuỗi hai trung tâm lớn đầu tiên với tổng diện tích sàn hơn 5.500m2 .Tháng 8 này trung tâm thứ 3 tại Hồ Gươm Plaza sẽ được đưa vào hoạt động nâng tổng tổng diện tích lên hơn .7.000m2.

Theo kế hoạch đến cuối năm 2018 CoGo sẽ có 5 trung tâm với tổng diện tích hơn 12.000m2. Mới tham gia thị trường, CoGo tạo ưu thế cạnh tranh bằng cam kết luôn dành ngân sách hằng năm tối thiểu là 5 tỉ đồng nhằm hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp thông qua chính sách tài trợ 200 vị trí làm việc miễn phí (tương ứng 10% tổng số vị trí làm việc tại CoGo) cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam.

Một điểm lợi thế khác mà nhiều mô hình coworking space ở Việt Nam còn hạn chế mà CoGo đã khắc phục, đó là diện tích trung bình của mặt sàn lớn hơn tại các tòa nhà hạng A và B dao động từ 2.000 – 3.000 m2 theo đúng tiêu chuẩn coworking space quốc tế.

Lý do gì khiến mô hình coworking có sức hút lớn tới vậy?

Theo nhận định của các công ty nghiên cứu thị trường, không chỉ dành cho cộng đồng startups hay freelancers, giờ đây ngay cả những tập đoàn lớn có tên tuổi như Microsoft, Intel, Dell, Deutsche Bank, General Electric cũng quyết định đưa nhân viên của mình vào môi trường làm việc coworking space.

Sóng ngầm Coworking space đổ bộ Việt Nam - Ảnh 2.

Các đối tượng khách hàng của coworking space đang ngày càng dịch chuyển, cách đây vài năm khách thuê thường là những nhóm khách hàng nhỏ hơn 20 người và không có tên tuổi lớn. Nhưng nay phân khúc khách hàng doanh nghiệp đã có sự thay đổi mạnh. Tính đến hết tháng 6 đối tượng khách hàng là các công ty lớn, tập đoàn lớn đã chiếm hơn 30% doanh thu của Wework. Trong tháng 6 vừa qua Facebook đã yêu cầu thuê của Wework vài nghìn chỗ làm việc cho nhân viên của mình.

Theo lý giải của giới chuyên môn, mô hình văn phòng này có ưu điểm là tạo cảm hứng làm việc cho nhân viên, giúp họ thoải mái hơn trong công việc tại không gian mở, khả năng tư duy và sự tập trung được cải thiện rõ rệt và quan trọng là họ tìm được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Theo khảo sát trực tuyến hàng năm của Deskmag, tạp chí trực tuyến về mô hình làm việc chung, 62% cho rằng công việc được cải thiện đáng kể, 71% thấy sáng tạo hơn, 68% cho rằng tập trung hơn và 64% khả năng hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn hơn.

Ngoài ra, do coworking space là một không gian mở, được “lấp kín” bởi những người làm việc thuộc đa ngành nghề ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, đây là cơ hội để các nhân viên mở rộng mối quan hệ. Một môi trường thuận lợi để biến những “người bạn” trở thành chính khách hàng, đối tác hay nhà đầu tư.

Cho đến nay có thể thấy mô hình coworking là một xu thế rõ ràng, đang phát triển mạnh và được dự báo sẽ dần thay thế mô hình văn phòng truyền thống bởi những tiện ích và hiệu quả của mô hình này đem lại cho doanh nghiệp và cho người sử dụng.

Nhật Minh

Theo Trí thức trẻ

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…