Số liệu thế giới cho thấy người Việt đã thực sự dửng dưng với vàng miếng

Nếu như các năm trước Việt Nam luôn có tên trong top 10 nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới thì hiện nay đã bị đẩy đi khá xa, xuống thứ 14.

Hội đồng Vàng thế giới (WGC) vừa công bố số liệu cho thấy, năm 2017 Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới về tiêu thụ vàng.

Thứ hạng này đã có sự sụt giảm đáng kể, so với đứng vị trí thứ 8 trong năm 2016 và 2015 hay vị trí thứ 7 trong năm 2014.

Cụ thể số liệu cho thấy năm 2017, tiêu thụ vàng miếng và tiền vàng của Việt Nam chỉ ở mức 37,4 tấn, là mức thấp nhất kể từ năm 2010. So với giai đoạn tiêu thụ vàng miếng đỉnh điểm là năm 2011 và năm 2013 thì tiêu thụ vàng miếng năm vừa rồi bằng chưa đến một nửa.

Đồng thời, sự sụt giảm về tiêu thụ vàng miếng cũng đều đặn qua các năm, từ 2014 tới nay – đúng theo lộ trình siết chặt thị trường vàng bằng Nghị định 24 của Ngân hàng Nhà nước.

Số liệu thế giới cho thấy người Việt đã thực sự dửng dưng với vàng miếng - Ảnh 1.

Trong khi đó tiêu thụ vàng trang sức vẫn tăng đều đặn năm này qua năm khác, trong đó riêng năm 2017 tăng mạnh lên 16,5 tấn so với 15,4 tấn của năm 2016.

Trở lại chính sách siết chặt vàng miếng của NHNN, từ năm 2013 tới nay thị trường vàng đã tĩnh lặng trở lại. Đặc biệt trong khoảng 2 năm trở lại đây, thị trường gần như là “đóng băng” và thờ ơ với biến động của vàng thế giới.

Thực trạng này cũng được Ngân hàng Nhà nước nêu cụ thể tại văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội hồi tháng 5 vừa qua. Theo người đứng đầu NHNN, sau khi siết kinh doanh và giao dịch vàng miếng từ năm 2013 đến nay, sức hấp dẫn của vàng miếng đã suy giảm. Cung, cầu vàng miếng trên thị trường tương đối cân bằng. Doanh số mua, bán vàng miếng trong hệ thống có xu hướng giảm, nhiều thời điểm giảm đến 70% so với năm 2013; các doanh nghiệp chủ yếu mua ròng vàng miếng từ khách hàng cá nhân. Thị trường không xuất hiện các cơn sốt vàng miếng, không còn tình trạng đầu cơ, làm giá diễn ra trong thời gian dài gây bất ổn đến tỷ giá, thị trường ngoại tệ và sự ổn định kinh tế vĩ mô như giai đoạn trước đây.

NHNN còn khẳng định, đến nay nguồn lực trong dân đã bước đầu được chuyển hóa thành tiền để sẵn sàng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Ngọc Toàn

Theo Trí thức trẻ

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…