Sau X-men, thêm một ‘ông lớn’ hóa mỹ phẩm về tay nước ngoài: Nốt trầm buồn cho thương hiệu Việt 15/3
Một khảo sát của Kantar WorldPanel năm 2017 tại 4 thành phố chính là Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và khu vực nông thông trong 3 năm kể từ 2015 cho thấy vị trí vững chắc khó lung lay của những thương hiệu đa quốc gia ngành hàng chăm sóc cá nhân và chăm sóc nhà cửa như Unilever hay P&G.
Ngôi vương cho các thương hiệu quốc tế
Dễ dàng nhận thấy qua kết quả khảo sát này, Unilever là ông lớn giữ ngôi vương khi đứng đầu cả 2 thị trường thành phố và nông thôn trong suốt 3 năm gần đây. Theo bà Nguyễn Thị Bích Vân, chủ tịch Unilever Việt Nam năm 2017 công ty có mức tăng trưởng cao hơn ngành FMCG, ước tính 5,3% về giá trị tiêu thụ tại nhà ở khu vực thành thị và 4,4% tại nông thôn theo số liệu của Kantar WorldPanel.
Cũng theo ước tính của công ty này, mỗi ngày có khoảng 35 triệu người tại Việt Nam tiêu dùng các sản phẩm của họ từ dầu gội, kem đánh răng, cho đến trà, kem. Hai nguyên nhân lớn khiến ngành FMCG có tiềm năng lớn gòm tầng lớp trung lưu đang tăng lên nhanh chóng kéo theo sự thay đổi của thói quen tiêu dùng. Thứ 2 là sự phát triển của kênh bán lẻ hiện đại thương mại điện tử cũng giúp thúc đẩy tiêu dùng.
Nguồn: Kantar WorldPanel.
Nếu để ý kỹ hơn sẽ thấy trong mảng chăm sóc cá nhân, 5 công ty dẫn đầu thị trường cả thành phố và nông thôn đều là các tập đoàn nước ngoài tên tuổi như: Unilever, P&G, Unicharm, Kimberly Clark, Colgate Palmolive và Unza. Điều này phần nào nói lên tâm lý tin tưởng vào chất lượng hàng ngoại khi sử dụng chăm sóc cá nhân của người Việt hơn là các thương hiệu nội địa.
Với mảng chăm sóc nhà cửa, tại thị trường thành thị, Lix là công ty Việt Nam duy nhất lọt vào danh sách. Tại các vùng nông thôn, điều này khả quan hơn khi xuất hiện nhiều tên tuổi khác như Đại Việt Hương, Mỹ Hảo. Thậm chí 3 năm liên tiếp Đại Việt Hương còn vượt lên trên P&G Việt Nam. Đây là công ty sở hữu thương hiệu bột giặt Abba, kem dưỡng da E100 hay dầu gội Ramus nổi tiếng. Theo nhận xét của giám đốc điều hành Kantar Việt Nam, khu vực nông thôn là nơi các đối thủ quốc tế chưa khai thác hết.
Nỗi buồn thương hiệu Việt
Dù những công ty như Đại Việt Hương, Lix hay Mỹ Hảo duy được lãnh địa tại thị trường nông thôn nhưng nhìn bức tranh tổng quan chung các thương hiệu Việt đang ngày càng nhạt nhòa dần. Báo cáo của Euromonitor năm 2016 cho thấy tại ngành hàng nước rửa chén Sunlight của Unilever chiếm 56% thị phần, kem đánh răng P/S và Close-Up chiếm 46%, 12% thị phần chăm sóc da với Pond’s và Vaseline, 10% thị phần kem với Wall’s.
Nếu lật lại lịch sử, những thương hiệu như P/S của Unilever vốn thuộc về doanh nghiệp Việt và được chuyển nhượng vào năm. P/S không phải là trường hợp duy nhất rơi vào tay các đại gia nước ngoài. Xem xét lịch sử từ năm đến nay nhiều thương hiệu Việt lần lượt bỏ cuộc chơi như:
Nguồn: Forbes.
Mới đây nhất, thêm một thương hiệu lớn ngành hóa mỹ phẩm Việt Nam được bán cho đối tác Nhật Bản. “Con đường kinh doanh tốt mà nguồn lực chúng tôi không có. Gọi vốn ngân hàng thì phải thế chấp tài sản. Các nguồn vốn ưu đãi chúng tôi cũng không tiếp cận được mà dùng vốn tự có. Việt Nam vừa ký TPP mới rồi. Áp lực cạnh tranh cực lớn. Chúng tôi ý thức được mình không cạnh tranh nổi. Nếu giữ lại thì một ngày nào đó, chúng tôi sẽ mất trắng công ty”, ông Nguyễn Văn Ngữ – Nhà sáng lập công ty Ngữ Á Châu chia sẻ lý do bán công ty hơn chục năm tuổi, tại buổi công bố sáp nhập với Tập đoàn Takara Belmont (Nhật Bản).
Ngữ Á Châu là cái tên quen thuộc với giới làm tóc khu vực miền Nam với các sản phẩm có thương hiệu KANAC. Công ty nà được thành lập năm 2006 và là một trong những hãng mỹ phẩm làm tóc hiếm hoi của Việt Nam. Theo một số thông tin, các loại hóa chất uốn, nhuộm, dầu gội – hấp và wax tạo kiểu của Ngữ Á Châu đang chiếm 10% thị phần tại Việt Nam với hơn 200 tổng đại lý và hiện diện ở 10.000 salon tóc. Đây cũng là công ty đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP về sản xuất hóa mỹ phẩm làm tóc vào năm 2011.
Các sản phẩm của Ngữ Á Châu
Tất nhiên cũng có những thương hiệu Việt không dễ buông xuôi như Ngữ Á Châu mà đang viết tiếp những chương mới trong cuộc chiến đầy cạnh tranh. Trong số đó có thể kể đến Biti’s. Năm 2017, thương hiệu này được Forbes bình chọn là 1 trong 40 thương hiệu giá trị nhất với Việt Nam với giá trị 20 tỷ USD. Người đưa Biti’s trở lại ngoạn mục như cách họ từng làm vào thập niên 1990 và 2000 chính là Vưu Lệ Quyên, phó tổng giám đốc Biti’s- thế hệ kế nghiệp của ông Vưu Khải Thành và bà Lai Khiêm.
Thế hệ những người trẻ Vưu Lệ Quyên được kỳ vọng đem lại hào quang xưa của các thương hiệu Việt với niềm tự hào dân tộc kết hợp cùng kiến thức hiện đại được học hỏi từ nước ngoài cũng như sự tư vấn, trợ giúp của thế hệ sáng lập đầy kinh nghiệm.
Theo Thảo Nguyên
Trí thức trẻ