Sau 6 năm kể từ khi thâu tóm Megastar, quy mô CGV tăng gấp 5 lần, chiếm gần 50% thị phần rạp chiếu cả nước

Năm 2017, doanh thu CGV Việt Nam khoảng hơn 2.800 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 143 tỷ đồng. Số lượng rạp và phòng chiếu của CGV nay đã cao gấp 5 lần so với thời điểm 2011, khi tập đoàn Hàn Quốc mua lại cổ phần của Megastar.

Tập đoàn CJ CGV của Hàn Quốc vừa công bố các số liệu kinh doanh của công ty CGV Việt Nam.

Theo đó, doanh thu năm 2017 của CGV Việt Nam đạt 130 tỷ won, tương đương hơn 2.800 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với năm trước. Lợi nhuận thuần năm qua khoảng 6,5 tỷ won (143 tỷ đồng).

Sau 6 năm kể từ khi thâu tóm Megastar, quy mô CGV tăng gấp 5 lần, chiếm gần 50% thị phần rạp chiếu cả nước - Ảnh 1.

Nguồn: CJ, PNC

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của CGV cũng tương đương so với tốc độ mở rạp. Trong năm 2017, CGV đã mở thêm 15 cụm rạp và nâng tổng số phòng chiếu từ 247 lên 324, mức tăng 30%.

Theo báo cáo này, CGV cho biết đang quản lý và kinh doanh 47% rạp chiếu tại Việt Nam. So với năm 2011, khi đó vẫn là cụm rạp Megastar, hệ thống rạp chiếu này mới chỉ có 10 rạp, với 68 phòng chiếu. Như vậy, sau 6 năm kể từ khi chi 73,6 triệu USD mua 80% cổ phần Megastar, quy mô hệ thống rạp CGV đã tăng tới 5 lần.

Sau 6 năm kể từ khi thâu tóm Megastar, quy mô CGV tăng gấp 5 lần, chiếm gần 50% thị phần rạp chiếu cả nước - Ảnh 2.

Đứng đầu về thị phần nhưng CGV gặp không ít rắc rối. Hồi giữa năm 2016, CGV từng bị 8 nhà sản xuất và phát hành phim Việt Nam tố cáo ăn chia phòng vé không sòng phẳng. Theo khiếu nại của 8 đơn vị, CGV đã áp đặt tỷ lệ ăn chia bất hợp lý tại hệ thống rạp của mình, khi phim do CGV phát hành hay phim do các đối tác khác phát hành thì CGV cũng hưởng 55%, trong khi các hãng nhận 45%.

Do số lượng rạp của CGV quá lớn (thời điểm đó chiếm 40% tổng số rạp phim trong cả nước) nên các doanh nghiệp điện ảnh trong nước không còn cách nào khác là phải chịu sự áp đặt của CGV. Nếu không đồng ý tỷ lệ này thì phim của họ sẽ không được chiếu trên 40% số rạp.

Đơn khiếu nại lúc bấy giờ khẳng định, đây là điều chưa từng xảy ra trên thế giới khi hệ thống rạp chiếu phim lại nhận được lớn hơn nhà sản xuất và phát hành – những người bỏ chi phí lớn, không chỉ cho sản xuất phim, mà còn cho marketing và phát hành phim.

Sau khi bị khiếu nại, CGV đã gặp nhiều rắc rối khi liên tiếp không được phân phối chiếu các phim bom tấn như “X-men: Apocalypse”, “Independence Day: Resurgence” hay “Tấm Cám”.

Theo Hà My

Trí thức trẻ

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…