Philippines nói đang ‘âm thầm’ phản đối Trung Quốc trên Biển Đông

Chính quyền Duterte khẳng định luôn phản đối hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, dù không gây ồn ào.

Phát ngôn viên tổng thống Philippines Harry Roque. Ảnh: Malacanang Photo.

Phát ngôn viên tổng thống Philippines Harry Roque. Ảnh: Malacanang.

“Chính quyền Tổng thống Duterte không phải đang án binh bất động. Bất cứ lúc nào Trung Quốc vi phạm chủ quyền, chúng tôi đều phản đối, nhưng thực hiện một cách âm thầm”, phát ngôn viên tổng thống Philippines Harry Roque hôm nay trả lời đài phát thanh DZRH.

Tuyên bố được Roque đưa ra sau khi tổ chức thăm dò dư luận Social Weather Stations (SWS) công bố khảo sát được tiến hành từ 27/6 đến 30/6, trong đó 80% người Philippines được hỏi cho rằng chính phủ không hành động đúng mức để phản đối hành vi khiêu khích của Trung Quốc tại vùng biển phía tây nước này, Philstar hôm nay đưa tin.

Thăm dò của SWS còn cho thấy 81% người Philippines không muốn chính phủ để Bắc Kinh tự do xây dựng cơ sở hạ tầng và hiện diện quân sự trái phép tại Biển Đông. Cơ quan khảo sát cũng tiết lộ 74% người được hỏi muốn chính phủ đưa vấn đề lên các tổ chức quốc tế, trong khi 73% muốn “những cuộc đàm phán trực tiếp, song phương giữa Philippines và Trung Quốc”.

Roque phản bác quan điểm cho rằng Tổng thống Rodrigo Duterte không hành động gì. “Dù không gây ồn ào, chúng tôi luôn hành động ngay lập tức mỗi khi cho rằng Trung Quốc đang vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của chúng tôi”, ông nói.

Roque nhấn mạnh Tổng thống sẽ không tranh cãi với Trung Quốc về tranh chấp trên biển bởi điều này “không mang lại lợi ích gì cho mối quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh”.

“Duterte tin rằng chúng ta có thể tạm thời bỏ qua những việc không thể giải quyết ngay được và nên theo đuổi những mục tiêu có thể đạt được như kinh tế”, phát ngôn viên nói thêm. Roque cũng cho biết Tổng thống Duterte, người bị cáo buộc quá mềm mỏng với Trung Quốc, đang tiếp tục chiến đấu vì quyền lợi quốc gia.

Dư luận Philippines cho rằng Duterte đã cho phép Trung Quốc “tự do hành động” trên Biển Đông để đổi lấy viện trợ quân sự và kinh tế, dù Manila có nhiều lợi thế nhờ có phán quyết có lợi của Tòa trọng tài Thường trực bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên vùng biển chiến lược này.

Tuy nhiên, Tổng thống Philippines phủ nhận điều này và cam kết sẽ thảo luận về vấn đề hàng hải với giới chức Trung Quốc trong nhiệm kỳ của mình.

Ánh Ngọc

Theo : vnexpress.net

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…