Phiên tòa Navibank 13/3: Các bị cáo tiếp tục kêu oan

Nhiều bị cáo tiếp tục kêu oan và kiến nghị Hội đồng Xét xử (HĐXX) cân nhắc lại mức án.

Sáng ngày 13/03/2018, Tòa án Tp.HCM tiếp tục xét xử vụ án “cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tại Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank).

Tại phiên tòa, nhiều bị cáo tiếp tục kêu oan và kiến nghị Hội đồng Xét xử (HĐXX) cân nhắc lại mức án.

Các bị cáo đồng loạt kêu oan, đề nghị xem xét lại

Mở đầu phiên tòa, bị cáo Cao Kim Sơn Cương – nguyên phó tổng giám đốc Navibank tự bào chữa: “Chúng tôi cố ý làm trái để làm gì, không hề có động cơ để làm như vậy, do đó chúng tôi không có tội. HĐQT Alco (Hội đồng quản lý nợ) chỉ là hội đồng tư vấn, việc trao đổi bên lề không hề có sự chấp thuận hay ý chí của các thành viên. Như vậy, tôi không vi phạm về quy định kinh tế”.

Còn đối với việc vi phạm quyết định 34 của Tổng Giám đốc, bị cáo Cương cho rằng đây là quyết định nội bộ của Navibank.

Ngoài ra, bị cáo Cương nói bị cáo không vi phạm quy định 1627. Theo bị cáo, phương án cho vay được thực hiện bằng hình thức văn bản; mặt khác sử dụng thuật ngữ cho vay tiêu dùng là không đúng, trong khi thực chất là cho vay thế chấp giấy tờ có giá. Hơn nữa, bị cáo này cũng cho rằng các giao dịch của nhân viên Navibank đã được thực hiện, tiền đã vào tài khoản oan toàn. “Như vậy, kể từ thời điểm này VietinBank phải đảm bảo số tiền của khách hàng, đây là trách nhiệm của VietinBank, không phải trách nhiệm của Navibank”, bị cáo Cương nói.

“Tôi và Navibank chưa được nhận một khuyến cáo nào từ VietinBank, VietinBank có một hệ thống kiểm soát rủi ro không phát hiện, vậy tại sao chúng tôi lại phát hiện được”, bị cáo Cương phân trần. Với những lập luận trên, bị cáo Cương một lần nữa khẳng định bản thân không vi phạm, làm trái quy định.

“Đây là trò lừa của VietinBank, kính monng HĐXX xem xét lại một cách công tâm, khách quan về nguyên nhân hậu quả gây ra”, bị cáo Cương kết thúc phần tự bào chữa.

Trong phần trình bày của mình, bị cáo Nguyễn Hồng Sơn – phó tổng giám đốc Navibank có một vài nội dung cần làm rõ về các vấn đề sao kê tài khoản của 4 cá nhân, cụ thể:

• Nhiều giao dịch sao kê của 4 cá nhân chưa có trong bút lục của vụ án;

• Trên sao kê có những bút toán âm, như vậy khi trên tài khoản không đủ tiền thì không thể thực hiện trên hệ thông đện tử ngân hàng;

• Thứ 3, bị cáo Sơn đặt nghi vấn tại sao vẫn có chữ ký giả khi Huyền Như không làm ở VietinBank Điện Biên Phủ. Đồng thời, các bản sao kê không có chữ ký của người lập biểu, người kiểm soát.

Bị cáo Sơn thành khẩn mong HĐXX xem xét lại, đồng thời đề nghị VietinBank cung cấp sao kê có chữ ký để làm rõ vụ án.

Xúc động tại phiên tòa, bị cáo Phạm Thị Thu Hiền (nguyên Trưởng phòng Pháp chế Navibank) cũng cho rằng mình không ký biên bản khoản tiền vay, nên không có trách nhiệm liên quan khoản tiền gửi tại VietinBank.

“Tôi cũng chỉ là một người làm công ăn lương, tôi không hề vi phạm pháp luật. Tôi còn có gia đình mẹ già con nhỏ phải chăm sóc. Gia đình tôi hết sức khó khăn, 6 người chỉ trông đợi vào đồng lương ba cọc ba đồng của chồng tôi. Nếu tôi đi tù 8-9 năm thì gia đình tôi sẽ như thế nào. Do đó, tôi cầu khẩn thiết tha xin HĐXX xem xét lại mức án, giảm nhẹ cho tôi không phải chịu án hình sự, vì mức án trên dành cho tôi thực sự quá nghiêm khắc”, bị cáo Hiền nói.

Đối với bị cáo Đinh Thị Đoan Trang, bị cáo cho biết rất sốc khi chưa bao giờ trong cuộc đời, 15 năm đi làm lại bị lạm dụng tại ngân hàng trong thời gian dài như vậy.

Nói thêm về vấn đề kiểm soát tại ngân hàng, bị cáo nói rằng tất cả giao dịch xong đều phải thông qua một quy trình kiểm soát nội bộ của đội ngũ kế toán. Với giao dịch lặp đi lặp lại nhiều lần, bị cáo nhấn mạnh “một người làm kiểm soát khi cầm hồ sơ sẽ phải phát hiện ngay điểm bất thường”, do đó bị cáo Trang nói rằng chưa bao giờ chứng kiến việc một giao dịch sai phạm lại trót lọt như vậy. Chưa kể, những số tiền lớn đi vào tài khoản ngân hàng, qua biết bao nhiêu khâu bị cáo không hiểu sao lại có thể lỏng lẻo để những vi phạm xảy ra.

Bị cáo Trang còn cho biết thực sự xúc động đối với cầu khẩn của bị cáo Hiền khi đã nói hết lên nỗi lòng của chính bị cáo. “Ở chức vụ của mình, bị cáo không có quyền quyết định cũng như bị cáo không tham gia trong hội đồng Alco. Tại chi nhánh, bị cáo cũng không có thẩm quyền giải ngân, và chưa bao giờ làm quá quyền hạn của mình. Do đó, hôm nay tại tòa có thể bị cáo phải chịu trách nhiệm, nhưng vẫn mong HĐXX cân nhắc lại để có một kết án công bằng”, bị cáo Trang cũng nghẹn ngào phân trần.

Luật sư bào chữa cũng phản bác trước mức án đề nghị quá nghiêm khắc

Theo luật sư bào chữa cho bị cáo Trang,bị cáo thân chủ của luật sư và nhiều bị cáo khác đều cho rằng bị oan sau khi được nghe mức án đề nghị. Luật sư bào chữa:

1. Về vai trò quản lý của bị cáo Trang, cáo trạng xác định bị cáo Trang nguyên là Thành viên Hội đồng Alco (Hội đồng quản lý nợ) của Navibank, được bổ nhiệm bởi Chủ tịch HĐQT. Về phần này, trong phần thẩm vấn đều chứng minh phải có hồ sơ viết của HĐQT có tên tất cả thành viên của thành viên trong đó. Tuy nhiên, tất cả văn bản của HĐQT từ trước đến nay đều không có tên của bị cáo Trang. Cho nên, luật sư muốn hỏi căn cứ nào tòa xác định bị cáo Trang là thành viên hội đồng Alco;

2. Bị cáo Trang đúng là thành viên HĐTD Navibank, tuy nhiên với chức năng của mình bị cáo Trang không thể tham gia vào hoạt động tín dụng của các chi nhánh khác. Do đó, luật sư không hiểu chứng cứ nào nội dung cáo trạng cho rằng bị cáo Trang có tham dự vào quá trình giải ngân số tiền 200 tỷ đồng tại các chi nhánh; đây là yếu tố cấu thành tội “cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” mà bị cáo Trang phải chịu trách nhiệm;

3. Đối với quy chế quản lý tài sản Nhà nước mà cáo trạng xác nhận các bị cáo đã sai phạm, luật sư cho rằng vản bản của Navibank không là cơ sở của quy định về quản lý tài sản của Nhà nước, nên không thể căn cứ vào đó để kết tội các bị cáo.

“Các bị cáo đều cho rằng mình bị oan, do đó tôi đề nghị HĐXX lắng nghe ý kiến của thân chủ tôi, các bị cáo khác cũng như tôi để cân nhắc lại. Tôi đề nghị HĐXX kết án là các bị cáo không vi phạm tội “cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” như cáo trạng đã nêu”.

Đồng tình với quan điểm trên, nhiều luật sư bào chữa khác cũng đề nghị HĐXX kiểm tra lại các chứng cứ một cách đầy đủ, để đưa ra một phán quyết công tâm. Theo quan điểm các luật sư, căn cứ để đề xuất mức án cho các bị cáo chưa thực sự rõ ràng và thỏa đáng, do đó luật sư cũng yêu cầu HĐXX phán xét các thân chủ không phạm tội theo như cáo trạng.

“Khi nhận các mức án đề nghị, các bị cáo đã vô cùng hoang man, và phía gia đình các bị cáo cũng vô cùng đau buồn”, luật sư cho rằng trong quá trình khai báo các bị cáo đã rất thành khẩn, tuy nhiên lại bị xem là không thành khẩn, cho nên luật sư cũng yêu cầu HĐXX cân nhắc lại vấn đề này.

Bảo An

Theo Trí thức trẻ

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…