Phát hiện mới: Virus SARS-CoV-2 vẫn ‘sống tốt’ trên vải, quần áo đến 3 ngày

Một nghiên cứu mới tiết lộ rằng virus gây ra bệnh Covid-19 có thể tồn tại trên vải, chẳng hạn như quần áo hoặc vải bọc, đến 3 ngày.

Giữa các chất liệu vải polyester, hỗn hợp poly-cotton và vải 100% cotton, polyester gây rủi ro lớn nhất, ngay cả sau 72 giờ vẫn có khả năng lây truyền virus. Trên các mẫu vải cotton, virus SARS-CoV-2 tồn tại một ngày, trong khi trên poly-cotton là 6 giờ.

TS Katie Laird, một nhà vi sinh vật học và là tác giả của nghiên cứu, cho biết, phát hiện đột phá này có thể là lời cảnh báo đặc biệt nguy hiểm đối với quần áo của nhân viên y tế mặc trên người trong mùa dịch Covid-19 còn nhiều phức tạp.

Một nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên vải polyester tới 3 ngày và 24 giờ trên vải 100% cotton.Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng xà phòng và nước được làm nóng đến ít nhất

Nếu không được giặt thường xuyên, các loại vải có thể giúp truyền virus từ người này sang người khác, dẫn đến tình trạng lây nhiễm rất khó kiểm soát.

TS Laird, nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm hàng đầu tại Đại học De Montfort ở Leicester, Vương quốc Anh cho biết: “Khi đại dịch Covid-19 lần đầu tiên xuất hiện, có rất ít nghiên cứu cho thấy việc virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên vải sợi trong bao lâu”.

“Phát hiện của chúng tôi cho thấy ba loại vải dệt phổ biến nhất được sử dụng trong ngành y tế có nguy cơ lây truyền virus. Nếu y tá và nhân viên chăm sóc sức khỏe mang đồng phục của họ về nhà, họ có thể để lại dấu vết của virus trên các bề mặt khác”, chuyên gia chia sẻ.

Về khả năng khử trùng, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng xà phòng và nước nóng (ít nhất ở 67 độ C) là cần thiết để làm sạch hiệu quả vải 100% cotton, thường được sử dụng cho đồng phục của nhân viên y tế.

Phát hiện mới: Virus SARS-CoV-2 vẫn 'sống tốt' trên vải, quần áo đến 3 ngày - 1
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng xà phòng và nước được làm nóng đến ít nhất 67 độ C mới có thể tiêu diệt được virus bám trên vải quần áo.

Máy giặt gia đình thông thường thường chỉ tăng lên khoảng 54 độ C ở mức cài đặt nóng nhất. Do đó đây cũng là lời nhắc cảnh tỉnh nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 sang quần áo của các thành viên khác trong gia đình.

Nghiên cứu cũng cho thấy nhân viên bệnh viện nên hạn chế mặc đồng phục ở nhà. “Nghiên cứu này đã bao gồm khuyến nghị của tôi, tất cả đồng phục chăm sóc sức khỏe nên được giặt tại chỗ tại bệnh viện hoặc tại tiệm giặt là công nghiệp. Các phương pháp giặt giũ được quy định và các y tá và nhân viên y tế không phải lo lắng về việc có thể mang virus về nhà”, TS Katie Laird nói.

Theo Đọc Báo

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…