Ông Dương Trung Quốc: ‘Đường sắt Việt Nam nhiều năm dẫm chân tại chỗ’

Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Giao thông, “phải chăng làm đường bộ dễ chia sẻ lợi ích hơn đường sắt, nên đường sắt ít được đầu tư”.

Tại phiên chất vấn ngày 4/6, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã nhận được nhiều chất vấn liên quan đến sự yếu kém của ngành đường sắt.

Đại biểu Tô Thị Bích Châu cho biết, cử tri phản ánh chất lượng đường sắt hiện xuống cấp, do vậy Bộ trưởng Giao thông cần nêu giải pháp cụ thể để tập trung nâng cao chất lượng hạ tầng ngành đường sắt và giảm tối đa tai nạn giao thông liên quan đến lĩnh vực này.

Đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn Bộ trưởng Giao thông Vận tải sáng ngày 4/6. Ảnh: Hoàng Phong.

Đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn Bộ trưởng Giao thông Vận tải sáng 4/6. Ảnh: Hoàng Phong.

“8 năm dẫm chân tại chỗ”

Đại biểu Dương Trung Quốc thông tin, được thừa kế từ năm 1936, Việt Nam đã trở thành một trong những nước có được một hệ thống đường sắt hoàn thiện nhất ở châu Á. “Ngày hôm nay đường sắt ở tình trạng này, tôi cho là vì nhận thức của chúng ta không đầy đủ”, ông Quốc bày tỏ.

Theo ông Quốc, cách đây 8 năm, Quốc hội đã thẩm định và không tán thành việc xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam nhưng vẫn khẳng định cần thiết phải sớm có một đường sắt hoàn thiện, có tốc độ cao để đáp ứng như là một phương tiện xương sống của hệ thống giao thông Việt Nam.

“8 năm qua hầu như dẫm chân tại chỗ, phải chăng đầu tư làm đường bộ dễ chia sẻ lợi ích hơn đường sắt. Đề nghị Bộ trưởng nói rõ quan điểm của mình”, nhà sử học chất vấn.

Giải trình vấn đề trên, Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể nói, Bộ đã báo cáo rất rõ đường sắt Bắc – Nam có vai trò hết sức quan trọng đối với đất nước.

Tuy nhiên, ông Thể cũng thừa nhận “ngành giao thông vận tải tham mưu kém”, do đó trong thời gian vừa qua chưa có những giải pháp để hình thành tuyến đường sắt Bắc – Nam đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.

“Nếu như đường sắt phát triển theo 4 giai đoạn thì chúng ta ở giai đoạn 2, sử dụng diesel, có nghĩa là vô cùng lạc hậu. Nhiều đoạn đường sắt đã hình thành 70 – 80 năm nhưng chưa có giải pháp để nâng cấp”, ông Thể nêu thực tế.

Tranh luận với Bộ trưởng, đại biểu Dương Trung Quốc nói không tán thành với nhận định đường sắt lạc hậu do tham mưu kém. Với tư cách là người viết lịch sử ngành đường sắt Việt Nam, ông thấy rằng ngành này “gần như bị bỏ rơi thì đúng hơn”.

“Xây tuyến mới chứ không thể chắp vá trên đường hiện nay”

Khẳng định những người làm giao thông mong muốn phát triển hài hòa các loại hình vận tải, trong đó có đường sắt, Bộ trưởng Thể nói: “Tôi nghĩ làm dự án đường sắt, đường bộ đều như nhau bởi vì bản thân tôi lấy tâm ra để làm, nếu có vi phạm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Giải pháp về lâu dài, ông Thể cho hay Bộ Giao thông đang xây dựng đề án tuyến đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao để báo cáo Quốc hội.

“Nếu làm thì phải xây tuyến mới chứ không thể chắp vá trên đường hiện nay. Khi Quốc hội thống nhất chủ trương, Chính phủ chỉ đạo sẽ tiến hành triển khai các dự án đường sắt mới”, ông nói thêm.

Về các vụ tai nạn đường sắt xảy ra gần đây, ông Nguyễn Văn Thể cho hay lãnh đạo Bộ và các đơn vị đã nhận trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân và thành thật xin lỗi người dân.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nhận xét, cử tri mong muốn Bộ trưởng đưa ra những giải pháp cấp bách và chiến lược để khắc phục tồn tại của ngành đường sắt chứ không phải chỉ đơn giản là vấn đề trách nhiệm.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, TP HCM. Ảnh: Hoàng Phong.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, TP HCM. Ảnh: Hoàng Phong.

“Ví dụ, vấn đề có thể khắc phục được ngay là chất lượng toa tàu, vệ sinh và dịch vụ trên đoàn tàu. Gần đây tôi đã đi đường sắt và thấy chất lượng dịch vụ, nhất là vấn đề vệ sinh đã làm cho người đi tàu rất nản lòng và phật ý, không đủ để khuyến khích người dân đi tàu”, đại biểu Tâm dẫn chứng.

Đại biểu Đặng Thuần Phong thì phản ánh ý kiến cử tri cho rằng có sự phân biệt trong quản lý nhà nước của Bộ đối với đường sắt và hạ tầng giao thông khác.

Bộ trưởng Giao thông khẳng định không có phân biệt đối xử trong phát triển đường sắt với các loại hình giao thông khác. “Đường sắt hay đường bộ đều quan tâm như nhau, nhưng dự án đường sắt kinh phí cao, để hình thành một đoạn tuyến cần kinh phí lớn. Chúng tôi sẽ chọn những đoạn tuyến tốt đề đầu tư và đưa ra giải pháp cùng địa phương quản lý hành lang giao thông”, ông Nguyễn Văn Thể nói.

0h30 ngày 24/5, tàu SE19 từ Hà Nội vào Đà Nẵng, khi đến ga Trường Lâm (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đã đâm vào xe tải. 2 người chết, 10 người bị thương, đầu máy và 6 toa xe bị lật. Công an đã bắt 2 nhân viên gác chắn do thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

16h20 ngày 26/5, tại ga Núi Thành (Quảng Nam), tàu hàng ASY2 đi vào ga theo hướng Nam Bắc. Cùng thời điểm lái tàu hàng 2469 đang dồn toa hướng ngược lại khiến hai đoàn tàu đã tông nhau trực diện… 4 toa xe hàng trật khỏi đường ray, hai đầu máy hư hỏng nặng.

Chỉ 20 phút sau, lúc 16h40 ngày 26/5, tàu hàng chạy hướng Nam Bắc kéo theo 27 toa xe trong lúc vào đường ray số 3 tại ga Yên Xuân (Nghệ An) để tránh tàu ngược chiều thì bất ngờ bị trật bánh tại hai toa 3 và 4. 30 m đường ray, hàng trăm tà vẹt bị hư hỏng, đường sắt qua khu vực này tắc 3 giờ.

13h ngày 27/5, tàu hàng SH3 chạy Bắc Nam, khi tới xã Diễn An (Diễn Châu, Nghệ An) đâm trúng xe bồn trộn bê tông đang vượt qua đường sắt. Đầu máy tàu bị hư nhẹ, đầu xe bồn hỏng nặng. May mắn tài xế xe bồn chỉ bị thương nhẹ.

Võ Hải

Theo : vnexpress.net

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…